Mô hình nào cho quản trị ĐH Việt Nam?  
 

(Post 17/01/2007) Từ những đặc trưng cơ bản của quản trị ĐH và quản lý nhà trường đã đề cập, vấn đề cực kỳ quan trọng là mô hình quản trị nào phù hợp đối với các trường ĐH Việt Nam hiện nay?

SV ĐH Thăng Long trong giờ học. Ảnh: Lê Anh Dũng

5 mô hình phổ biến

Thực tế cho thấy, không có mô hình nào là hoàn hảo cả bởi mỗi quốc gia đều có thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội riêng. Tuy nhiên, để tham khảo, người viết xin giới thiệu một số mô hình tiêu biểu.

  • Mô hình công ty (business model): Mô hình này tập trung ủng hộ ý tưởng của việc thành lập hội đồng quản trị năng động có cơ cấu nhỏ gọn và linh hoạt bên trong, nhấn mạnh vào khía cạnh quản lý tài chính và lợi nhuận cho các cổ đông thành viên (shareholders). Mô hình này gặp phải nhiều chỉ trích vì ưu tiên hàng đầu của nó là lợi nhuận chứ không phải chất lượng đào tạo
  • Mô hình đối tác truyền thống (traditional stakeholder model): Mô hình này góp tiếng nói vào lợi ích của các cơ sở giáo dục ĐH công lập, bao gồm người dạy và người học. Tuy nhiên, mô hình này cũng bị chỉ trích vì gây trở ngại trong việc quản trị và quản lý một cách hiệu quả thông qua quá trình làm giảm/chậm đi/ hoặc tránh né những quyết định chiến lược quan trọng
  • Mô hình ủy trị (trusteeship model): Mô hình này thể hiện ở chỗ quản trị nhà trường không phải vì mục tiêu lợi nhuận (not-for-profit). Phương pháp tiếp cận này chỉ ra rất rõ các mục tiêu phi lợi nhuận nằm trong số mục tiêu chính của nhà trường. Tuy nhiên, mô hình này lại ủng hộ quản trị hiệu quả và cấu trúc quản lý để đạt được mục tiêu tổng thể của nhà trường trong việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
  • Mô hình collegial model: Mô hình này đề xuất sự tham gia của cộng đồng học giả với sự nhượng bộ thống nhất trong việc ra quyết định liên quan đến tất cả đối tượng bị ảnh hưởng bởi những quyết định đã đề ra.
  • Mô hình cân bằng (equalizer model): Mô hình này là sự kết hợp của nhiều mô hình khác nhau cùng tồn tại và được điều chỉnh “âm lượng” theo từng thời điểm thích hợp.

Về mối quan hệ cấu trúc quyền lực quản lý giáo dục ĐH, Giáo sư Burton Clark (1983) chỉ ra như sau:

Cấp quản lý
(I)
(II)
(III)
(IV)
(V)
Chính phủ/ Bộ Giáo dục
2
3
3
2
1
Trường
3
2
1
1
2
Khoa/bộ môn/ giảng viên
1
1
2
3
3
  • Loại I: phổ biến ở các nước Tây Âu (quyền lực tập trung ở cấp khoa và cấp nhà nước).
  • Loại II: phổ biến ở Anh (quyền lực tập trung ở cấp khoa và cấp trường).
  • Loại III: phổ biến ở Mỹ (quyền lực tập trung ở cấp trường và cấp khoa, ít có sự can thiệp từ nhà nước).
  • Loại IV hoặc V: phổ biến ở các quốc gia đang phát triển (bao gồm Việt Nam, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu (quyền lực tập trung ở cấp nhà nước và cấp trường).

Việt Nam rơi vào mô hình hành chính loại V bởi cấu trúc truyền thống trong đó quyền lực tập trung vào chính phủ/ Bộ GD-ĐT, tiếp đó là ban giám hiệu rồi mới đến các khoa/bộ môn theo dạng quản lý tập trung từ trên xuống.

VN: Nên chọn "cân bằng"?

Qua một số tài liệu nghiên cứu và tham khảo ý kiến một số chuyên gia về quản trị ĐH ở Australia, Mỹ, Đức và Hà Lan, có thể thấy mô hình quản trị ĐH thiết thực và hiệu quả nhất hiện nay là nhà trường cần được toàn quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước chính phủ, cộng đồng xã hội và người học. Vấn đề tự do học thuật trong khuôn khổ pháp luật cần được nhà nước xem trọng và bảo đảm.

Song song đó, cần phải có HĐT – cơ quan quản trị cao nhất của nhà trường, nơi “quyết nghị các chủ trương lớn để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. HĐT là cầu nối liên kết giữa nhà trường và xã hội: có nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng chính sách để lãnh đạo nhà trường họat động đúng mục tiêu đã định; theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc quản lý nhà trường của hiệu trưởng”.

HĐT có quyền tuyển chọn và sa thải hiệu trưởng/giám đốc điều hành nếu hiệu trưởng/ giám đốc điều hành hoạt động không hiệu quả.

Bên dưới HĐT sẽ bao gồm ban giám hiệu, hội đồng khoa học trường, các khoa, bộ môn, phòng ban, các đơn vị trực thuộc và liên kết (như các công ty/ tổ chức đào tạo, cơ sở dịch vụ).

Việc quản trị và quản lý ở các cấp thể hiện ở sự gắn kết, cân bằng, minh bạch, tập trung và phân cấp theo từng lĩnh vực phù hợp thông qua kế hoạch chiến lược tổng thể của nhà trường. Các khoa và bộ môn cũng cần xây dựng kế hoạch chiến lược cho riêng mình nhưng phải gắn kết và phù hợp với chiến lược phát triển chung của nhà trường.

Trong tình hình giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay - giai đoạn chuyển đổi từ quản lý tập trung sang phân cấp/ tự chủ - mô hình cân bằng (equalizer) do Giáo sư Schimank (ĐH Fern, Hagen, Đức) đề xuất có vẻ phù hợp nhất vì nó tận dụng được thế mạnh của nhiều mô hình khác nhau dựa trên 5 cơ chế hoạt động (i) chính sách/qui định của nhà nước; (ii) sự tham gia của các đối tác bên ngoài; (iii) tự chủ về học thuật của nhà trường; (iv) tự chủ về quản lý và quyền hạn của các cấp lãnh đạo; (v) cạnh tranh tìm kiếm các nguồn lực tài chÍnh, nhân lực, uy tín để phát triển.

Đặc biệt hơn, mô hình này luôn có sự điều chỉnh kịp thời về “âm lượng” theo từng thời điểm khác nhau để “bản nhạc” được hay hơn.

Vấn đề đặt ra ở đây đối với các nhà quản trị ĐH Việt Nam là làm thế nào để điều chỉnh được “âm tầng” và “cung bậc” thông qua mối quan hệ với các đối tác bên trong và bên ngoài, trong đó, HĐT, hiệu trưởng/ giám đốc điều hành là thuyền trưởng lèo lái con thuyền ra sóng to biển cả. Các khoa/bộ môn được tự chủ học thuật và mỗi thành viên nhà trường là một nốt nhạc trong bản hòa tấu.

Đào Văn Khanh
(theo VietNamNet)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Tự trị ĐH: Câu chuyện từ AustraliaHọc liệu mở: Kích thích cạnh tranh trong giáo dục ĐH
Đại học Mỹ: Ba bí quyết thành côngĐH đẳng cấp Quốc tế: Bài học từ Hàn Quốc
Giáo dục: "Ốc đảo" giữa thị trường?Các trường đua nhau đòi "cởi trói"
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11