Sức hấp dẫn của nền giáo dục Ấn Độ  
 

(Post 11/07/2007) Ấn Độ là đất nước châu Á đông dân thứ hai thế giới, đất nước của ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng, của những điệu múa hút hồn và những áng sử thi truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, Ấn Độ không chỉ thu hút mọi người vì một nền văn hóa độc đáo, có một không hai, mà còn vì một nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới.

Nhiều sinh viên Malaysia theo học ngành y khoa ở Ấn Độ

Một nơi tuyệt vời để học tập

Theo Thomas Koshy, 23 tuổi sinh viên y khoa, học tập và nghiên cứu ở Ấn Độ là một trong những điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời anh.

“Ấn Độ là một đất nước xinh đẹp và có rất nhiều cơ hội cho việc học tập. Những giảng viên của trường luôn giúp đỡ các học viên, thậm chí là ngoài giờ học. Họ luôn làm chúng tôi cảm thấy như đang ở nhà”, Thomas nói.

Hai năm đầu theo học chương trình Y khoa ở Cao đẳng Y khoa Kasturba ở Manopal, Karnataka, Thomas cảm thấy rất mến nơi đây.

Hiện thời anh đang học khoa Lâm sàng ở trường Cao đẳng Y khoa Melaka Manipal ở Malacca, nơi mà anh sẽ tiếp tục cho đến khi tốt nghiệp vào tháng 9 năm 2008.

“Cuộc sống ở Ấn Độ rất đơn giản.Tôi đã sống trong một nhà trọ ngoài kí túc. Tôi đã quen biết nhiều người bạn mới vì ở đó rất dễ dàng để nói chuyện với những người dân địa phương – những người đã dạy tôi rất nhiều về văn hóa đất nước họ.

Nhịp điệu nước Ấn

Điều kiện, chất lượng giáo dục tốt cùng với một nền văn hóa đơn nhất, giàu truyền thống – đó là lý do tại sao những bạn trẻ các nước vẫn hướng về Ấn Độ, coi đó là một chuẩn mực về sự phát triển và trình độ giáo dục.

Có một thời gian – trở lại những năm 1960 – khi đề cập đến giáo dục Ấn Độ, mọi người lại nhớ hình ảnh của những bác sĩ và sinh viên y khoa.

Tuy nhiên, nền giáo dục Ấn Độ ngày nay không đồng nghĩa với y học.

Ấn Độ hiện là một trong những nước hàng đầu về lượng sinh viên đến nghiên cứu, học tập. Nó thu hút các sinh viên trên toàn thế giới – những người đang mong muốn tìm kiếm một nền giáo dục thực sự có chất lượng. Với hơn 310 trường đại học và 15.500 trường cao đẳng, Ấn Độ có đầy đủ những chương trình đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên.

Ở Ấn Độ, y khoa vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, còn có một số ngành phổ biến và có tiếng như: nha khoa, nghệ thuật, thương mại, kinh tế và công nghệ thông tin.

Hiện nay, sinh viên từ các nước đến Ấn Độ tăng rất nhanh ví như: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Mauritius, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Indonesia, Iran, Iraq, Thái Lan, Fiji, Việt Nam các nước châu Phi và đông nhất là sinh viên Malaysia.

Sinh viên từ các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức và Mỹ cũng tỏ ra thích thú với các chương trình học ở Ấn Độ. Nhiều chương trình giáo dục ở đây đã được công nhận là có chất lượng quốc tế.

Phần lớn các sinh viên sau khi tốt nghiệp quay về nước theo đuổi sự nghiệp của mình nhưng một số thì lại lọt vào tầm ngắm của các nhà tuyển dụng vì có đến hơn 200 trong số 500 công ty thường xuyên săn tìm nguồn lao động từ các trường Ấn Độ.

Trường học và các chương trình

Tổng thư ký đầu tiên của Hội đồng cấp cao Ấn Độ cho biết có những sinh viên theo học những chương trình khác nhau ở Ấn Độ, phần lớn là tập trung ở Manipal, với các chương trình như y khoa, nha khoa và dược khoa.

Chương trình đào tạo kỹ sư ít phổ biến hơn tuy nhiên cũng rất hấp dẫn. Và thông thường, đầu vào các trường đào tạo kỹ sư hàng đầu như Viện công nghệ Ấn Độ ở New Delhi – trường đào tạo kỹ sư và công nghệ thông tin đứng thứ 3 trên toàn thế giới đã được xếp hạng bởi Tạp chí Times Higher Education Supplement, là cực kỳ nghiêm ngặt.

Mặc dù chất lượng của tất cả 72 trường cao đẳng y khoa ở Ấn Độ được công nhận ở nhiều nước, tuy nhiên, hầu hết mục tiêu của các sinh viên là chỉ trong 10 trường cao đẳng – Viện Khoa học y khoa Ấn Độ, Viện nghiên cứu và quỹ tài trợ y khoa sau đại học Jawaharla, Cao đẳng y khoa Madras, Cao đẳng Y khoa Jawaharlal Nehru, Đại học Banaras Hindu, Cao đẳng y khoa Kasturba ở Manipal, Cao đẳng Y khoa M.S Ramaiah, Cao đẳng Y khoa Mahatma Gandhi và Cao đẳng Y khoa của King George.

Năm trường cao đẳng nha khoa đã thu hút phần lớn sinh viên, đó là Cao đẳng và bệnh viện nha khoa S.D.M, Cao đẳng nha khoa Sri Ramachandra, Cao đẳng nha khoa của xã hội K.L.E, Cao đẳng nha khoa Kasturba ở Manipal và Cao đẳng nha khoa Ramachandra.

Nhìn chung hầu hết các trường cao đẳng nhà nước Ấn Độ chỉ phân phối 10% chỗ cho các sinh viên nước ngoài, tuy nhiên với những trường cao đẳng tư nhân thì con số này lớn hơn.

Điều kiện để vào trường

Điều kiện để vào học các trường đào tạo chất lượng cao ở Ấn Độ là rất khắt khe. Sinh viên chỉ được chấp nhận vào trường y nếu họ đạt được số điểm trên 65% ở ba môn khoa học bao gồm sinh vật học, hóa học và vật lý trong kỳ thi đầu vào.

Hầu hết các trường cao đẳng ở Ấn Độ chấp nhận bằng trung học của một số quốc gia trên thế giới như: Malaysia, Nam Australia, Canada... Có rất nhiều sinh viên chọn các chương trình cao đẳng này bởi vì không phải tất cả đều đạt tiêu chuẩn vào đại học.

“Ấn Độ là một trong những nước có điều kiện đầu vào khó nhất đối với những ai mong muốn được học các trường đào tạo chất lượng cao”, tiến sỹ Jeyalan – một người đã tốt nghiệp ở Ấn Độ và hiện nay là giám đốc của hai bệnh viện nha khoa tư nhân ở thung lũng Klang cho biết.

Chi phí cho cuộc sống

Ấn Độ đã từng là một nước có nền giáo dục rẻ nhất trong những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, về sau, những khóa học trở nên đắt hơn vì sự lạm phát.

Hầu hết các trường cao đẳng cung cấp cho sinh viên những phòng ở tiện nghi và các sinh viên quốc tế được khuyến khích sống ở ký túc xá.

Thức ăn và phòng ở cũng rẻ. Giá của một phòng trọ chỉ khoảng 600 rupi một tháng – phòng rộng khoảng 70m2 và thức ăn thì rất rẻ và phong phú. Sinh viên có thể sống rất thoải mái với 600 đến 800 rupi mỗi tháng.

Giáo dục Ấn Độ nhận được sự quan tâm rất lớn của sinh viên trên thế giới. Không chỉ ngành y khoa mà Công nghệ thông tin cũng đang là lĩnh vực cực mạnh của Ấn Độ. Ấn Độ là minh chứng hoàn hảo cho một “thế giới phẳng”. Chỉ cần có thế mạnh đào tạo một đến hai ngành nghề cũng đã có thể tạo nên một thương hiệu giáo dục nổi tiếng.


Hà Phương (Biên dịch từ The Star)
Nguồn: VTO


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Tương lai của siêu đại học toàn cầu52 người Việt Nam nhận học bổng của VEF
Tỷ lệ tốt nghiệp sụt mạnh: Soi lại thực chấtGiáo dục: Bớt sự tập trung để "nhảy vọt" như Internet
Cần "xã hội hóa" đào tạo nguồn nhân lực CNTT?Chảy máu chất xám và bài học từ nước Đức
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11