Kết thúc kỳ thi Olympic toán học quốc tế: Sáng ngời hai chữ Việt Nam  
 

(Post 05/09/2007) Kỳ thi Olympic toán học quốc tế đã kết thúc. Kỳ thi có 95 đoàn của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tham dự. Đoàn Việt Nam được xếp hạng 3 toàn đoàn với 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc; một kết quả cao nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, học sinh Việt Nam cũng đã lần lượt gặt hái nhiều huy chương khác trong các kỳ thi Olympic vật lý, hóa học, sinh học quốc tế vừa được tổ chức. Những học sinh chúng ta đã và đang làm sáng ngời hai chữ Việt Nam trên các đấu trường quốc tế.

Sáu chàng trai “vàng” cùng thầy hướng dẫn Vũ Đình Hòa (đứng thứ 2 từ trái qua). Ảnh: Nghiêm Huê

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một kỳ thi có tính chất quốc tế và cũng là lần đầu tiên đoàn Olympic toán Việt Nam đứng ở thứ hạng cao nhất từ trước tới nay. Việt Nam đứng thứ ba toàn đoàn (sau Nga, Trung Quốc). IMO 48 đã khép lại. Các học sinh chúng ta đã làm sáng ngời thêm hai chữ: Việt Nam trên đấu trường thế giới.

Lễ bế mạc IMO 48 được diễn ra tại hội trường lớn của Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình. Đến dự có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Văn Nhung – Trưởng ban tổ chức IMO 2007, cùng nhiều các giáo sư toán học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao huy chương vàng cho 18 thí sinh có điểm thi cao nhất tại kỳ thi lần này. Đoàn Việt Nam có 1 thí sinh lọt vào danh sách những học sinh đạt điểm cao nhất, là Đỗ Xuân Bách (31/42 điểm).

Đề thi khó

Tại lễ bế mạc kỳ thi Olympic toán học quốc tế (IMO) lần thứ 48 năm, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhiệt liệt chúc mừng thành công của các thí sinh, các vị lãnh đạo đoàn, các quan sát viên, các vị khách quý từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ đến tham dự cuộc thi Olympic toán quốc tế lần thứ 48 năm 2007 tại Việt Nam. Chủ tịch nước khẳng định: “Những ngày tranh tài căng thẳng, hào hứng trong không khí đoàn kết, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các thí sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã trôi qua. Tôi tin tưởng rằng, cùng với các thí sinh đoạt giải cao, tất cả các em đều chiến thắng vì đã nỗ lực cố gắng vượt qua những thử thách của cuộc thi. Các em có quyền tự hào về điều đó, tự hào vì được đại diện cho đất nước mình đến tham dự Olympic toán quốc tế lần thứ 48. Tôi nhiệt liệt chúc mừng những kết quả tốt đẹp mà các em đã đạt được; biểu dương, đánh giá cao tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khách quan và đầy trách nhiệm của Ban tổ chức, Hội đồng tư vấn Olympic toán quốc tế, Hội đồng giám khảo, để các em thí sinh của chúng ta được tranh tài trong điều kiện tốt nhất và công bằng nhất, góp phần vào thành công tốt đẹp của cuộc thi”. Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã căn dặn các học sinh, thế hệ trẻ Việt Nam phải rèn luyện cả hai phẩm chất là “tài và đức”. Chủ tịch nước mong muốn các thí sinh có mặt ở đây, cũng như các em học sinh trên toàn thế giới sẽ mãi mãi phát triển và sử dụng tài năng của mình vào những mục đích tốt đẹp nhất, cống hiến cho sự thịnh vượng của đất nước mình, góp phần vào hoà bình, hữu nghị và phát triển trên toàn thế giới.

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó ban tổ chức cho biết, trong những ngày diễn ra kỳ thi Olympic toán học quốc tế ở Việt Nam, không có sự cố gì lớn xảy ra. Tình hình an toàn giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo nghiêm ngặt. Những sự cố nhỏ như trong lúc chơi thể thao, học sinh bị bong gân hay sây sát là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra còn có một vài sự cố nhỏ khác như đoàn Mông Cổ đến sát ngày thi đấu vẫn chưa thể sang được Việt Nam do trục trặc máy bay tại Trung Quốc, Việt Nam Airline bên Trung Quốc phải giúp đỡ để đoàn Mông Cổ sang dự thi đúng ngày 26-7. Về đề thi, mọi người cho là đề thi quá khó. Tại các kỳ thi Olympic lần trước thường có 5 thí sinh đạt điểm tối đa nhưng lần này điểm cao nhất chỉ là 37/42 điểm, không thí sinh nào làm trọn vẹn 6 bài thi nhưng cũng không có bài thi nào không được làm. Giáo sư Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, Trưởng ban chấm thi IMO 2007 cho biết, theo điều lệ của IMO, nước chủ nhà không được phép ra đề thi. Năm nay, các nước gửi về Việt Nam 115 đề thi. Nhiệm vụ của nước chủ nhà là phải chọn ra những bài cho là phù hợp nhất theo bốn chủ đề: số học, đại số, hình học và tổ hợp. Đề thi phải có bài dễ, bài khó. Sau 2 tháng làm việc, Ban đề thi chọn ra được 7 bài đại số, 8 bài hình học, 8 bài tổ hợp và 7 bài số học. Những bài này đã được lãnh đạo của các đoàn họp biểu quyết. Sau không dưới 40 lần biểu quyết, cuối cùng đã thống nhất được 6 bài toán trong đề thi (khi biểu quyết đề thi của nước nào phải giữ bí mật). Năm nay, bài số 1 là do Newzealand gửi đến, bài 2: Lúcxembua, bài 3: Nga, bài 4: Séc, bài 5: Anh và bài 6: Hà Lan (không học sinh nào của Hà Lan giải được bài 6). Để đảm bảo tính khách quan, 6 trưởng đoàn của 6 nước có bài thi được sử dụng đã chấm điểm cho các học sinh của đoàn chủ nhà.

Thành công lớn

Thành công đầu tiên đó là trong suốt những ngày diễn ra IMO, nước chủ nhà Việt Nam không để xảy ra sự cố lớn nào, kể cả những ngày tổ chức cho các đoàn đi tham quan, dã ngoại. Thứ hai là đoàn chủ nhà Việt Nam đứng thứ ba toàn đoàn trên bảng tổng soát huy chương với 3 huy chương vàng và 3 huy chương bạc. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Văn Nhung thì đây là thành tích cao nhất mà đoàn Olympic toán Việt Nam đạt được từ trước tới nay. Đoàn Việt Nam chỉ đứng sau đoàn Nga (với 5 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, Nga cũng là đoàn có 1 học sinh duy nhất đạt điểm cao nhất 37/42 điểm), đứng thứ hai là đoàn Trung Quốc (4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc). Ba học sinh Việt Nam đạt huy chương vàng là Đỗ Xuân Bách, lớp 12 toán Trường THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, Bách là người đạt số điểm cao nhất đoàn Việt Nam – 31/42 điểm. Đứng thứ hai là Phạm Thành Thái, 30 điểm đến từ lớp 12 toán Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương. Phạm Duy Tùng, lớp 11 toán Trường THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng giành huy chương vàng với 29 điểm. Ba huy chương bạc thuộc về Đặng Ngọc Thanh, lớp 12 Trường chuyên Quảng Bình, Lê Ngọc Sơn, học sinh lớp 11 Trường chuyên Bắc Giang, Nguyễn Xuân Chương, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc.

Năm nay IMO 48 giữ kỷ lục về số đoàn với 95 quốc gia và vùng lãnh thổ và 520 học sinh tham dự. Trong đó có 39 học sinh đạt huy chương vàng, 83 huy chương bạc, 131 huy chương đồng và 149 bằng khen.

Nghiêm Huê
(theo báo Giáo Dục)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Tư vấn trực tuyến: ĐH FPT tuyển sinh10 năm với bài toán 1.000 trí thức Việt kiều - Bài 3: Nhà khoa học VN ở nước ngoài: Về nước hay "nằm vùng"?
10 năm với bài toán 1.000 trí thức Việt kiều - Bài 2: Chọn đúng người, dùng đúng cách10 năm với bài toán 1.000 trí thức Việt kiều - Bài 1: Thu hút trí thức Việt kiều: Lời giải nào?
10 thủ phủ công nghệ của thế giớiThu hút đầu vào các trường dân lập: Tại sao khó?
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11