Thu hút đầu vào các trường dân lập: Tại sao khó?  
 

(Post 15/08/2007) GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ngoài công lập: "... Như ĐH FPT, họ tuyển cao ngay từ đầu, học phí rất cao. Nhưng họ lại có giải pháp là có quỹ tín dụng và đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Đó cũng là một cách làm. Tôi vẫn coi Đại học FPT là thế hệ 2 của các trường dân lập, không yếu kém như thế hệ đi trước."

Các trường ĐH ngoài công lập tại Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu vào. Cứ mỗi mùa tuyển sinh đến, các trường đều phải “vét” hết nguyện vọng 2 đến nguyện vọng 3, thậm chí lấy bằng điểm sàn vẫn không đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Các trường ngoài công lập đã có một cái nhìn thẳng thắn về vấn đề trên.

Thưa GS, hiện nay dư luận xã hội vẫn cho rằng “chuột chạy cùng sào mới vào dân lập”, GS đánh giá thế nào về quan điểm này?

- Cái đó là một phản ánh của thực tế. Cho đến nay, chất lượng các trường ĐH ngoài công lập chưa cao, uy tín xã hội cũng chưa cao. Theo tôi có những nguyên nhân sau: thứ nhất là do tự thân các trường. Một số trường điều kiện đảm bảo chất lượng còn thấp, trường sở thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa đủ… Thứ hai là xuất phát từ xã hội. Xã hội chúng ta thấy một hiện tượng mới, đó là sự xuất hiện của các trường ngoài công lập, nên chưa tin. Chính vì vậy, các trường ngoài công lập chưa tuyển được thí sinh giỏi. Đầu vào kém làm chất lượng thấp, đây là nguyên nhân lớn nhất. Thứ nữa là do cách nhìn của xã hội. Hiện nay các cơ quan Nhà nước vẫn còn quan điểm e dè đối với sinh viên tốt nghiệp các trường dân lập. Vấn đề này ở các doanh nghiệp tư nhân lại không tồn tại. Tuy nhiên theo tôi cái đó chỉ là tạm thời. Ở các nước khác cũng đã từng tồn tại hiện tượng này. Ở trong nước một phần lớn các trường ngoài công lập đã có trường sở đặc biệt là các trường ĐH dân lập khu vực phía Nam. Tình trạng nghèo nàn bắt đầu qua.

Đứng về lao động giảng dạy, các trường ngoài công lập thiếu, họ phải thuê. Nhưng đó là điểm mạnh của họ. Vì họ có thể mời được các thầy giỏi về giảng cho sinh viên của trường. Họ có sự chọn lọc về lao động. Cách quản lý học tập của các trường ngoài công lập cũng bắt đầu chặt chẽ hơn.

Thế nhưng có một thực tế, năm nào các trường ngoài công lập cũng rất khó khăn trong vấn đề tuyển đầu vào?

- Cái đó phải bước từ từ. Đó là cái khó khăn nhất của các trường dân lập. Cái đó cũng là quan trọng nhất của các trường dân lập. Vì các trường dân lập cũng cần phải có thời gian để họ khẳng định mình. Như ĐH FPT, họ tuyển cao ngay từ đầu, học phí rất cao. Nhưng họ lại có giải pháp là có quỹ tín dụng và đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Đó cũng là một cách làm. Tôi vẫn coi FPT là thế hệ 2 của các trường dân lập, không yếu kém như thế hệ đi trước.

Các trường dân lập là những trường tương đối tự chủ. Các yếu tố về cơ chế là yếu tố quan trọng bậc nhất để các trường này vươn lên. Ngày xưa, chúng ta có làm chủ tập thể nhưng chưa có thể chế hóa cho vấn đề này. Còn hiện nay, mỗi cá nhân trong tập thể các trường ngoài công lập đều nhận thấy trường này là trường của mình. Do đó ai cũng có ý thức.

Không đáng lo ngại. Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Chủ trương xã hội hóa có quan điểm rõ ràng và tiến bộ. Một loạt các chủ trương gần đây thể hiện quan điểm đó.

Quan điểm sự bất bình đẳng trong đối xử giữa trường công và trường tư là có tồn tại không thưa GS?

- Cái đó là có tồn tại. Như học bổng các trường ngoài công lập không có cho sinh viên. Chỉ tiêu đi nước ngoài cho sinh viên, bồi dưỡng cho giảng viên không có. Nghiên cứu khoa học cực kỳ khó khăn và thiếu. Cái quan tâm quản lý trên tinh thần coi “nó là của mình”, nâng niu thành quả của nó, chỉ ra những thiếu sót, hướng dẫn khắc phục, coi đây là một hệ thống nên có nên phát triển thì không phải ai ở Bộ GD&ĐT cũng nhận thấy điều này. Cũng một sự việc xảy ra nhưng ở trường công xử lý khác mà ở trường tư xử lý khác. Tuy nhiên, gần đây đã có một số thay đổi như việc ngân hàng thế giới đầu tư trang thiết bị cho một số trường ĐH, thì lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân quyết định có các trường ngoài công lập. Bản thân Ngân hàng Thế giới cũng như Bộ Tài chính rất muốn hỗ trợ các trường ngoài công lập nhưng một thời gian dài, Bộ GD&ĐT không muốn điều này.

Ngược lại, liệu các trường ngoài công lập đã đủ điều kiện để nhận được sự bình đẳng chưa thưa GS?

- Tùy loại hình nào. Không phải tất cả các trường ngoài công lập đủ điều kiện để đào tạo nghiên cứu sinh. Nhưng cái đó không có lý gì mà không được bình đẳng. Ngay chuyện nghiên cứu sinh cũng có những vấn đề không bình đẳng. Như trường ĐH Công nghệ Hà Nội, rất nhiều giáo sư đầu ngành về ngành kinh tế, các trường khác mời đi nghiên cứu sinh nhưng bản thân trường lại không được chỉ vì lý do… là trường ngoài công lập. Lý do đó là không chính đáng. Hiện nay, ĐH Công nghệ - Kinh tế Hà Nội là trường ĐH dân lập duy nhất được đào tạo thạc sĩ. Nhưng không phải các trường khác cũng “đòi” được cái đó.

Nhưng dư luận cũng thường e dè vì cho rằng các trường ngoài công lập hoạt động thường là vì lợi nhuận?

- Cái đó là một sự hiểu lầm ghê gớm. Tài sản của trường có thể tăng lên một cách ghê gớm nhưng tất cả đều nằm trong cổ phần, trong cơ sở vật chất phục vụ của trường. Lương của các thầy cô, thậm chí là thầy hiệu trưởng của trường cũng rất thấp. Con đường đầu tư vào giáo dục có ưu điểm là ít rủi ro nhưng có cái hạn chế là không có lãi lớn. Nếu lựa chọn đầu tư để lấy lãi lớn thì không nên đầu tư vào giáo dục.

Xin cảm ơn GS.

Nghiêm Huê
(theo báo Giáo Dục)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Báo chí nước ngoài viết về dạy thêm học thêm ở Việt Nam"Đánh giá chất lượng giáo dục VN quá khác biệt thế giới"
IAS - Học viện độc đáoChiến lược nhân tài của Singapore
Bộ GD-ĐT chậm công bố thang điểm trắc nghiệm: Thiếu tự tin hay mắc bệnh thành tích?Time viết về thi cử và giáo dục đại học ở Việt Nam
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11