"Trực tuyến cùng TOP": GS John Quelch - phó hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard  
 

(Post 06/10/2007) Trong cuộc trực tuyến với bạn đọc Tuần Việt Nam, GS John Quelch đã đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chiều ngày 27/9/2007. Đồng thời, ông nêu ra một số ý kiến để đất nước và dân tộc Việt Nam có thể có hình ảnh và vị thế tốt hơn trên thế giới.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và GS John Quelch (15:30 ngày 28/9/2007 tại ĐH Harvard, Boston, Mỹ)

Giáo sư John Quelch là ủy viên hội đồng quản trị tập đoàn truyền thông lớn thứ hai trên thế giới WPP. Ông là người sáng lập ra nhiều doanh nghiệp lớn, một GS có tên tuổi và thường xuyên được mời đăng đàn trên các diễn đàn lớn như Diễn đàn kinh tế thế giới Davos.

Ông đã đến Việt Nam 3 lần và đã có dịp gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được dư luận thế giới phản hồi thế nào? Vị thế của Việt Nam hôm nay trong mắt bạn bè quốc tế ra sao? Việt Nam cần làm gì để hình ảnh dân tộc luôn được trân trọng ở mọi nơi trên thế giới?

Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung cuộc "Trực tuyến cùng TOP" với vị khách mời đầu tiên: GS John Quelch: Phó hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard, chuyên gia marketing hàng đầu thế giới . Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn trực tiếp điều hành chương trình.

Việt Nam còn nhiều tiềm năng để chiếm giữ vị trí cao hơn trên trường quốc tế

Tuần Việt Nam: Thưa giáo sư, ông nhận xét thế nào về bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày hôm nay?

GS John Quelch: Rất ấn tượng. Chúc mừng Việt Nam đã mang tới thế giới một thông điệp và hình ảnh tốt đẹp tại Liên Hiệp Quốc.

Tuần Việt Nam: Theo Giáo sư, hiện nay, Việt Nam đang giữ vị trí như thế nào trên chính trường quốc tế?

GS John Quelch: Qua những chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Việt Nam, nổi bật là các chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam, thế giới đã có cái nhìn trân trọng hơn với đất nước các bạn. Việt Nam có nhiều mối quan hệ quốc tế và hữu nghị với các nước trên thế giới. Đó là nền tảng quan trọng để đảm bảo uy tín và an ninh của Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã lựa chọn con đường đúng đắn: hội nhập toàn diện. Chiến lược này đã mang lại cho Việt Nam vị thế và vai trò quốc tế cao hơn. Nhưng Việt Nam vẫn còn có triển vọng đạt được vị thế cao hơn trong quan hệ kinh tế và chính trị với các nước trên thế giới.

Tôi có ấn tượng vô cùng sâu sắc với Việt Nam. Tôi đã tới Việt Nam 3 lần và tôi cảm nhận được triển vọng phát triển tiếp theo của Việt Nam. Đất nước các bạn đã đi qua những chặng đường dài nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Tôi hy vọng và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục tiến về phía trước, vươn tới một tầm cao mới. Việt Nam vẫn còn rất nhiều nguồn lực để phát triển, đặc biệt là nguồn lực con người. Sử dụng nguồn lực này một cách hiệu quả chính là phương thức để đạt được mục tiêu của các bạn.

Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để có thể có được những vị trí cao hơn nữa trong quan hệ thương mại và chính trị thế giới.

Xây dựng hình ảnh đất trước dựa trên triết lý của nhà Phật

Tuần Việt Nam: Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế như thế nào, thưa Giáo sư?

GS John Quelch: Con người Việt Nam giàu tính nhân văn, thông minh và rất thân thiện.

Đất nước Việt Nam: kinh tế đang trên đà khởi sắc, xã hội văn minh, có chuẩn mực giáo dục và văn hoá rất cao.

Tuần Việt Nam: Theo Giáo sư, Chính phủ Việt Nam và bộ máy công quyền cần xây dựng hình ảnh thế nào?

GS John Quelch: Chính phủ nên ủng hộ sự phát triển của doanh nghiệp. Chính phủ không nên lập ra các rào cản với doanh nghiệp, với những người ở trong hay ngoài nước Việt Nam. Thật không may, các cơ quan công quyền của Việt Nam hiện nay vẫn chưa tạo được hình ảnh tốt đẹp với những doanh nhân nước ngoài đang làm ăn ở đây. Đây là một điểm cần sớm được cải thiện.

Tuần Việt Nam: Để xây dựng thương hiệu hay hình ảnh Việt Nam, chúng tôi nên tránh điều gì?

"Hãy sống giàu có, sang trọng, có văn hóa, có nhân cách, đó mới là giá trị của mỗi con người" - GS John Quelch (Ảnh: AT)

GS John Quelch: Đối với người dân bình thường, các bạn đừng tách mình ra khỏi đám đông, đừng nên chối bỏ sự thật. Cần tránh cách làm việc theo kiểu chen lấn, chụp giật, bội tín...

Đạo Phật từng răn dạy con người phải tuân theo 3 quan điểm sống: nhân hậu, hòa hiếu và trung thực. Nếu đi theo những điểm này, tôi tin rằng thế giới sẽ trân trọng đất nước các bạn nhiều hơn. Tất nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi 90% người dân phải đạt được những điều này, nhưng chỉ cần 70% người dân thực hiện những lời dạy này đã là thành công rồi.

Đối với quan chức, nên tránh lối làm việc độc đoán, cửa quyền, gây khó dễ cho nhân dân. Trong thời đại thông tin toàn cầu như hiện nay, bất kỳ một hành động nào như thế cũng có tác động không tốt với hình ảnh của một quốc gia.

Đối với giới kinh doanh: đừng làm ăn gian dối và có những hành động lố bịch. Tránh tình trạng có một số doanh nghiệp mới nổi, muốn thể hiện ăn chơi, đua đòi kệch cỡm, dùng hàng hiệu đắt tiền, lên mặt... Hãy làm giàu bằng cách chính đáng. Hãy sống giàu có, sang trọng, có văn hóa, có nhân cách, đó mới là giá trị của mỗi con người. Nếu doanh nhân của một quốc gia có văn hóa, có nhân cách thì khi giao dịch quốc tế, quốc gia đó, dân tộc đó sẽ được tôn trọng của bạn bè quốc tế. Doanh nhân Việt Nam và cả đất nước Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này.

Việt Nam và giấc mơ truyền thông mang tầm quốc tế

Tuần Việt Nam: Thưa giáo sư, Việt Nam nên chú trọng đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh nào?

GS John Quelch: Truyền thông. Không chỉ báo chí, truyền hình, internet mà cả âm nhạc, điện ảnh, nghệ thuật ... cũng cần được đầu tư phát triển giống như một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Với dân số 84 triệu người, vốn ham học hỏi, yêu thích văn hóa nghệ thuật và có khả năng sáng tạo là môi trường tuyệt vời để phát triển kinh tế truyền thông. Từ đó, các bạn hoàn toàn có thể tiến ra thị trường thế giới.

Kinh tế truyền thông hết sức quan trọng bởi nó không chỉ mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế mà còn là một công cụ tiếp thị, tạo dựng và hỗ trợ hiệu quả cho việc xây dựng hình ảnh Việt Nam cũng như thương hiệu của các sản phẩm, các ngành dịch vụ của Việt Nam trên thế giới.

Tuần Việt Nam: Nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu hai yếu tố quan trọng là vốn và kinh nghiệm trong thị trường quốc tế. Giáo sư có nghĩ như vậy không?

GS John Quelch: Họ có thể hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài và kêu gọi đầu tư từ bên ngoài.

Với sự phát triển của mạng lưới internet như hiện nay, doanh nhân Việt Nam hoàn tòan có thể tự học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè nước ngoài.

Tuần Việt Nam: Như Giáo sư thấy, truyền thông quốc tế đang phát triển mạnh mẽ. Tôi e rằng sẽ không có cơ hội cho Việt Nam len chân vào nữa?

GS John Quelch: Cơ hội luôn luôn tồn tại. Vấn đề là cách làm và tài năng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Họ phải tự tìm cho mình khe hở của thị trường để lách vào. Mới đây thôi, internet và điện thoại di động đã có tác động mạnh mẽ và làm thay đổi thị trường truyền thông thế giới. Việt Nam nên nắm bắt lấy cơ hội này để thâm nhập thị trường quốc tế.

Các tờ báo, các đài truyền hình, các báo điện tử, các cổng thông tin...cần chủ tiếp cận với những thị trường lớn, như Mỹ chẳng hạn. Để trong tương lai, Việt Nam tạo dựng được nhiều thương hiệu báo chí, truyền thông nổi tiếng được biết đến ở Mỹ cũng như trên thế giới.

"Tôi sẽ tiếp tục sang Việt Nam"

Tuần Việt Nam: Dù sao Internet cũng chỉ là môi trường để trao đổi thông tin. Chúng tôi vẫn cần kinh nghiệm trong marketing quốc tế. Ông có quan tâm đến thị trường Việt Nam và có ý định cố vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam không, thưa Giáo sư?

GS John Quelch: Tôi có ấn tượng tốt đẹp với đất nước các bạn. Tôi sẽ làm việc như một chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp mà tôi nhận thấy có chiến lược dài hạn và những người lãnh đạo doanh nghiệp gây ấn tượng mạnh với tôi. Tôi đã làm như vậy cho một số doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực marketing. Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục sang Việt Nam và thực hiện công việc này với mong muốn góp phần tạo nên thương hiệu cho Việt Nam.

Tuần Việt Nam: Xin cảm ơn giáo sư!

(theo Tuần Việt Nam)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Ước mong của người làm tin họcPhó Thủ tướng độc giảng tại lớp học hiệu trưởng
Gặp Hiệu trưởng ĐH danh tiếng nhất PhápTưng bừng chào đón “lính mới”
Nước Mỹ: Nguy cơ chảy máu chất xámMô hình và cơ chế quản lý các trường ĐH và CĐ: Vẫn đang cần đổi mới
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11