(Post 19/09/2007) Nhiều chuyên gia trong các
học viện châu Âu hiện nay đang quay lưng lại với Mỹ và tìm trở lại các
nước châu Âu khi sự bất bình của họ ngày càng tăng lên trước những chính
sách của Tổng thống Mỹ Bush. Viện Công nghệ Liên bang (FIT) ở Zurich gần
đây đã thực hiện nhiều cuộc gặp gỡ và cho thấy hiện rất nhiều chuyên gia
máy vi tính đã rời khỏi Thung lũng Silicon (Mỹ) để tìm đến các nước châu
Âu vốn ngày càng đầu tư để thu hút nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế
giới.
Thư viện
Đại học Berkely - một trong những đại học hàng đầu nước Mỹ |
|
Theo FIT, với những chính sách của Tổng thống Mỹ G.Bush,
hiện nay các nước châu Âu có vẻ như đang thu lợi từ tình trạng “chảy máu
chất xám ngược” lại khi mà rất nhiều nhà khoa học hàng đầu đã trở về sau
nhiều năm sang làm việc ở Mỹ. Vào những năm 1990, Mỹ với 3.000 trường
đại học và cao đẳng hầu như chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu. Quốc gia này
được coi là nơi có đồng lương, tiền hỗ trợ nghiên cứu và triển vọng công
tác tại các viện nghiên cứu tốt nhất. Theo Liên minh châu Âu, lúc đó có
gần 400.000 nhà nghiên cứu châu Âu hiện làm việc tại Mỹ và trong số này
không ai có ý định quay trở lại.
Tuy nhiên, giờ đây tình hình đã thay đổi nếu chính sách
của Tổng thống Bush vẫn không thay đổi. Bà Viola Vogel, người đã trở lại
làm việc cho FIT từ tháng 4 với vai trò là một giáo sư trong khoa nguyên
liệu sau 16 năm làm việc ở Mỹ nói rằng trước đây chưa bao giờ bà có ý
định sẽ rời khỏi Mỹ. Vogel vốn sinh ra ở Đức đã có 14 năm kinh nghiệm
làm việc ở Trường Đại học Washington (bang Seattle) đồng thời cũng là
Giám đốc Trung tâm Công nghệ nano của trường.
Bà cho biết, một trong những lí do chính đó là sự đáp
ứng tuyệt vời của Zurich, bao gồm cả nguồn ngân sách cố định mà thành
phố này dành cho công tác nghiên cứu (trước đây cũng là yếu tố quan trọng
hấp dẫn nhiều nhà khoa học sang Mỹ). Tuy nhiên, sự thay đổi trong môi
trường chính trị và các chính sách của chính quyền Bush mới là nguyên
do chủ yếu khiến bà quyết định rời khỏi Mỹ. Bởi vì chính quyền Bush có
quyết định giảm khoản ngân sách dành cho công tác nghiên cứu.
Một số nhà khoa học Mỹ và nhiều nhà khoa học nước ngoài
khác, kể cả những người đã đoạt giải Nobel lại có những nguyên do khác
để rời bỏ Mỹ. Họ phản đối về chính sách của Tổng thống Bush về môi trường,
nghiên cứu tế bào gốc và cuộc chiến tranh Iraq. Thêm vào đó, việc thắt
chặt các quy định về visa của Mỹ sau sự kiện 11-9 cũng đã ảnh hưởng đến
số lượng các nhà nghiên cứu nước ngoài đến nước này.
Robert Gates, cựu Giám đốc của CIA và hiện nay là Chủ
tịch của trường Đại học Texas A&M University nói rằng 90% trường đại
học Mỹ đều cho thấy sự giảm nhanh chóng số lượng các giáo sư người nước
ngoài, trong đó các nhà khoa học Trung Quốc giảm 76%, Ấn Độ giảm 58%.
Điều này cũng đang gây ra sự lo ngại cho các trường đại học Mỹ đặc biệt
là tình trạng “thiếu thầy” trong tương lai.
Nhiều nhà phân tích hàng đầu cho rằng nếu chính quyền
Tổng thống Bush không có những sửa đổi sẽ không thể thu hút được nhiều
nhân tài trên thế giới nữa. Và trong tương lai, Mỹ sẽ không phải là miền
đất hứa như trước đây mà thay vào đó là các nước châu Âu.
Phùng Bình
(theo báo Giáo Dục Online)
|