Trò “chấm điểm” thầy: “Đắng” đến mấy cũng phải làm  
 

(Post 10/10/2007) Một trong những nội dung cần triển khai tại năm học này là sinh viên các trường ĐH, CĐ sẽ bắt đầu “đánh giá” thầy. Thậm chí qua việc đánh giá này nếu giảng viên không đạt chuẩn sẽ bị đưa ra khỏi ngành.

Những ý kiến đánh giá của SV sẽ góp phần giúp giảng viên hoàn thiện mình (Ảnh: Vnexpress)

Các trường hưởng ứng

Không phải đến tận bây giờ khi Bộ yêu cầu, các trường ĐH, CĐ mới triển khai việc sinh viên đánh giá giảng viên. Dưới nhiều hình thức khác nhau, trước đó các trường đã thực hiện việc làm này: như lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên sau mỗi giờ giảng, sau một tháng, một học kỳ, thậm chí cả sau khi tốt nghiệp… Vì vậy, khi Bộ GD-ĐT đưa ra nhiệm vụ này trong năm học mới, hầu hết các trường ĐH, CĐ đều hưởng ứng và bày tỏ quyết tâm thực hiện nghiêm túc việc làm này.

Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương: “Kênh thông tin từ sinh viên là những thông tin tốt cho nhà quản lý. Nhà trường thường xuyên thăm dò ý kiến sinh viên để có thể giúp giảng viên hoàn thiện phương pháp giảng dạy cho mình”.

Giảng viên trẻ Lê Thị Trâm Oanh, Khoa Tổ chức Nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia thể hiện sự ủng hộ cách làm này: “Nếu công tác đánh giá được tiến hành rõ ràng là có lợi cho giảng viên. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn có một “thoả thuận” với các sinh viên: học là quá trình hợp tác từ hai phía, sinh viên có thể phản hồi ý kiến ngay tại lớp, sau mỗi giờ giảng, thậm chí, không ít sinh viên thường xuyên gọi điện cho tôi để trao đổi bài. Qua đó, chính tôi thấy được sinh viên của mình đang cần gì để hoàn thiện cách dạy”.

Được biết, Học viện Hành chính Quốc gia cũng đã thực hiện được một lần lấy ý kiến sinh viên. ThS Bùi Huy Khiên, Trưởng phòng Đào tạo Đại học, Học viện Hành chính Quốc gia cho biết, việc lấy ý kiến sinh viên về giảng viên sẽ được tiến hành đều đặn hàng năm. Đặc biệt, nhà trường đã “cẩn thận” sắp xếp việc “trò đánh giá thầy” vào thời điểm tất cả sinh viên đã thi hết môn để tránh hiện tượng có thể giảng viên “trù úm” hoặc tăng điểm cho sinh viên.

Các trường ĐH Dân lập cũng đã triển khai việc thu thập ý kiến sinh viên nhiều năm nay. Thành lập từ năm 1989, ĐH Dân lập Thăng Long đã luôn tiên phong trong việc thử nghiệm các hình thức dạy và học. Hình thức sinh viên đánh giá giảng viên đã được tiến hành từ 3 năm nay với mẫu “Nhận xét giảng viên” cho mỗi môn học. Mỗi phiếu có từ 20-30 tiêu chí để sinh viên lựa chọn. Hiện, trường còn mở rộng phạm vi lấy ý kiến của sinh viên đối với cả giảng viên thỉnh giảng chứ không chỉ dừng lại ở lực lượng giảng viên cơ hữu của trường.

70% giảng viên đạt mức trung bình trở lên

Đó là kết quả sau lần lấy ý kiến đánh giá lần 1 của Học viện Hành chính Quốc gia. Theo ông Khiên, đây là một kết quả... hơi thấp, trong 70% đó, lượng giảng viên bị xếp hạng trung bình chiếm số lượng không nhỏ. Ông Khiên cho biết, nếu sau 3 lần lấy ý kiến của sinh viên liên tiếp, giảng viên nào bị xếp hạng thấp, các khoa sẽ có biện pháp…nhắc nhở.

Rõ ràng, ý kiến từ sinh viên chỉ là một trong những nguồn thông tin cho các nhà quản lý đánh giá các giảng viên, song con số trên của Học viện Hành chính rất đáng để suy ngẫm. Hơn nữa, làm thế nào để thẩm định “độ chính xác, trung thực” của những ý kiến của SV và xử lý như thế nào đối với những giảng viên “bị đánh giá thấp” cũng là một vấn đề đáng quan tâm đến.

Sắp tới đây, khi Bộ GD&ĐT đưa ra những bộ tiêu chuẩn đánh giá chính thức cho việc này, cộng với các tiêu chí khác, những giáo viên không đủ năng lực, không đủ tư cách sẽ phải rời khỏi ngành. Một số giảng viên cho hay, phiếu đánh giá này sẽ là liều thuốc “đắng” để giảng viên tự nhìn lại, nghiền ngẫm cho những phương pháp giảng dạy của chính mình và có thể “chột dạ” với những hành vi tiêu cực.

Để đi đến quyết định lấy ý kiến sinh viên tại Học viện Hành chính, ThS Khiên cho biết: “Cũng phải cân nhắc rất nhiều và thực sự e ngại vì lo phát sinh mâu thuẫn trong các ban, các khoa. Các lãnh đạo khoa, giảng viên giỏi thì rất ủng hộ còn có những giảng viên chưa giỏi thì rõ ràng họ không thích”.

Còn TS Đặng Kim Nhung, Phó Hiệu trưởng ĐH Dân lập Thăng Long cho hay, trường đã buộc thôi việc một số giảng viên “nhận tiền” của sinh viên. Đó là “kết quả” từ việc xử lý những thông tin trong các phiếu “chấm điểm” từ sinh viên.

Nhiều trường khác thì cho rằng, việc lấy ý kiến nhận xét của sinh viên về thầy giáo chỉ là một trong nhiều nguồn thông tin để đánh giá giảng viên vì thế cũng không dễ dàng gì có thể đưa giảng viên đó ra khỏi ngành.

Dù sao, theo TS Nhung, những nhà giáo lương thiện sẽ rất khổ vì những tiêu cực trên giảng đường, do vậy, các trường nên áp dụng hình thức này để tạo sự dân chủ và cạnh tranh lành mạnh trong trường học. Người thầy chỉ có thể yên tâm giảng dạy khi mọi đánh giá là chính xác, bên cạnh đó những sinh viên dám đứng lên phản ánh đúng sự thật cũng phải được bảo vệ đến cùng…/.

S. Đào
(theo báo Tổ Quốc)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


"Trực tuyến cùng TOP": GS John Quelch - phó hiệu trưởng trường Kinh doanh HarvardƯớc mong của người làm tin học
Phó Thủ tướng độc giảng tại lớp học hiệu trưởngGặp Hiệu trưởng ĐH danh tiếng nhất Pháp
Tưng bừng chào đón “lính mới”Nước Mỹ: Nguy cơ chảy máu chất xám
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11