Trò “chấm điểm” thầy: Quan trọng là “tiêu chí”  
 

(Post 13/10/2007) Dùng cụm từ “Trò đánh giá thầy” liệu có đúng đắn? Ý kiến của sinh viên có khách quan hay không? Biểu mẫu lấy ý kiến thế nào, lấy vào thời điểm nào? Trò “chấm điểm” thầy liệu có phù hợp với tinh thần tôn sư trọng đạo?... Hàng loạt câu hỏi được đặt ra khi Bộ GD&ĐT đưa ra chủ trương: các trường phải tổ chức cho sinh viên đánh giá giảng viên. PV Tổ Quốc đã gặp và trao đổi với một số giảng viên về vấn đề này.

Mục đích của việc SV đánh giá giảng viên là để nâng cao chất lượng đào tạo (Ảnh: Vietnamnet)

TS Nguyễn Văn Minh, Giảng viên Khoa Quàn trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương, Hà Nội: “Đừng đẩy thầy trò xa nhau”

Tôi cho rằng đây là một chủ trương đúng, đánh giá chất lượng giảng viên sẽ góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo. Công việc này thực ra không có gì mới, chúng tôi cũng thường xuyên khảo sát ý kiến sinh viên về những bài giảng của mình. Còn chuyện dư luận xôn xao bàn tán gần đây, tôi nghĩ chính là do cách đặt vấn đề hơi “giật gân”: “trò chấm điểm thầy”; “trò đánh giá thầy”, nghe rất phản cảm, nhiều người sẽ phản ứng ngay: đánh giá với tư cách nào? Qui chế ra sao?

Bất cứ giảng viên nào biết tôn trọng bản thân thì đã từ lâu, bằng cách này hay cách khác đều tìm hiểu kỹ xem học trò đánh giá bài giảng của mình như thế nào. Nhưng tự đánh giá là một chuyện, còn khi đã thành thành quy chế thì là một chuyện khác: cần hết sức thận trọng để làm sao không ảnh hưởng đến uy tín của người thấy, đặc biệt trong tình trạng công việc này còn hết sức mới mẻ với đại đa số sinh viên. Cũng giống như việc chúng ta hô hào thực hiện tư tưởng: người học là trung tâm của mọi hoạt động đào tạo, nhưng lại chưa quan tâm đến vấn đề: thực tế sinh viên mình có muốn làm trung tâm không? Có biết cách làm trung tâm không? Hay vẫn quen thụ động như xưa. Mình phải hướng dẫn người học cách làm trước khi để họ bắt tay vào thực hiện.

Nhìn rộng hơn, mục đích của việc khảo sát giảng viên là để nâng cao chất lượng đào tạo. Vấn đề là cách đánh giá như thế nào để không ảnh hưởng tới tình thần trò? Bởi chất lượng giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng tương tác giữa thầy và trò. Nhiệm vụ của chúng ta phải làm sao cho chất lượng tương tác tốt hơn (chí ít là không xấu đi), chứ không phải để đẩy thầy trò xa nhau. Hiện chưa có văn bản nào quy định về việc “đánh giá” này cả nhưng theo tôi có lẽ dùng từ khảo sát thì tốt hơn.

Mẫu khảo sát sinh viên của tôi thường gồm 3 phần: Nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy. Cần chú ý tới thời điểm khảo sát, tốt nhất là khi mà thi cử đã xong, sinh viên sẽ dễ dàng phát biểu thẳng thắn hơn. Nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn của các em đã giúp tôi rất nhiều, nhưng cũng không thiếu ý kiến làm mình thực sự “sốc”, cảm thấy xúc phạm vì thái độ thiếu tôn trọng, thể hiện tầm văn hoá còn yếu.

ThS Phạm Mạnh Hà, Giảng viên Khoa Tâm lý, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội: “Chẳng ai muốn mình bị đưa ra phán xét cả”

Chúng ta hãy thử nghĩ xem, không cá nhân nào cảm thấy thoải mái khi bị đưa ra cho người khác phán xét cả, đó cũng là tâm lý bình thường của con người. Tôi nghĩ, việc đánh giá giảng viên nếu tổ chức không cẩn thận sẽ dẫn tới những ảnh hưởng không tích cực.

Muốn đánh giá đúng phải có tiêu chí đúng và phải được xây dựng từ thực tế hoạt động giảng dạy của giảng viên. Tôi ví dụ thế này, có những giảng viên truyền thụ nội dung bài học thì ít nhưng kể lể những chuyện dông dài, vui vẻ thì nhiều và có những giảng viên lại cố gắng truyền thụ sao cho được nhiều lượng kiến thức nhất, nhưng nhiều sinh viên lại thích mẫu giảng viên đầu hơn chẳng hạn, thì sẽ có cách đánh giá không công bằng. Cách dạy mà bắt buộc sinh viên phải chủ động học thì rõ ràng nhiều sinh viên cũng không thích.

Nếu không có tiêu chí tốt, không phản ánh nhiều mặt, đánh giá chung chung sẽ dẫn tới những phán xét chung chung. Nên chăng, chúng ta có thể dùng từ phiêu lấy thông tin, sinh viên có thể thẳng thắn nhận xét, phản hồi thường xuyên thậm chí sau một buổi có thể phản hồi ngay chứ không cần hết một học kỳ hay một môn học.

Một số môn đặc thù như Chính trị, Triết học… cũng phải có cách đánh giá khác vì để giảng dạy cuốn hút các môn này không phải dễ dàng tí nào.

Tôi mong rằng, kết quả đánh giá sẽ tìm một con đường, một cơ hội cho giảng viên vươn lên. Nếu không tìm tòi, đổi mới, cùng với những đánh giá khác từ phía nhà trường giảng viên phải chấp nhận rời khỏi vị trí giảng viên thôi.

Ông Nguyễn Xuân Phong, Trưởng ban Tuyển sinh và Công tác sinh viên, Đại học FPT: “Tíên sĩ khoa học hay giáo sư cũng đều phải qua đánh giá hàng tháng”

Hiện tại ĐH FPT có hơn 50 giảng viên và bất kỳ giảng viên nào cũng “bị” đánh giá cả. Thực ra chúng tôi dùng từ feedback (phản hổi) thì chính xác hơn.

ĐH FPT có giảng viên chính thức, đang thử việc, thỉnh giảng và cả các chuyên gia làm việc tại Tập đoàn FPT cũng sẽ tham gia giảng dạy một số môn. Ngoài ra, trường còn có giảng viên nước ngoài và số lượng này sẽ ngày càng tăng. Hàng tháng chúng tôi tổ chức lấy thông tin phản hồi, tôi thấy những giảng viên trẻ, được đào tạo từ nước ngoài về thì dễ chấp nhận việc này hơn là những giảng viên lớn tuổi.

Các tiêu chí đánh giá của ĐH FPT tham khảo từ các mẫu quốc tế và dựa vào tình hình đào tạo thực tiễn của ĐH và tiêu chí này sẽ được điều chỉnh dần dần chứ không bó cứng.

Căn cứ vào các đánh giá này chúng tôi sẽ có các hoạt động phù hợp để giúp giảng viên tự hoàn thiện. Nếu các đánh giá không tốt trong thời gian dài và tình hình không được cải thiện, chúng tôi sẽ xem xét để có thể ngừng việc giảng dạy của giảng viên đó. Tôi nghĩ rằng, việc lấy thông tin phản hồi là rất cần thiết trong việc giúp giảng viên hoàn thiện, giảng dạy sát thực tiễn hơn và càng khiến cho sinh viên “tâm phục khẩu phục”, đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo một cách thực chất./.

Chúng tôi xin giới thiệu mẫu Student feedback form for faculty (tức mẫu thông tin sinh viên phản hồi về khoa) của ĐH FPT để sinh viên phản hồi thông tin.

Batch (Lớp): ............................................... Month (Tháng): ....................................................

Subject (Môn học): ..................................... Faculty (Giảng viên): ...........................................

Tick the phrase, which best suits the faculty (Đánh dấu vào ô thích hợp)

1. Faculty's punctuality to the Classroom/Laboratory (Sự đúng giờ của giảng viên trong giờ học)

Always punctual (Luôn đúng giờ)

Mostly punctual (Phần lớn đúng giờ)

Rarely punctual (Ít khi đúng giờ)

Not at all punctual (Không bao giờ đúng giờ)

2. Communication skills of the Faculty (Kỹ năng sư phạm của giảng viên)

Excellent (Tốt)

Good (Khá)

Average (Trung bình)

Poor (Kém)

3. Prepared and organized (Chuẩn bị và tổ chức bài giảng)

Excellent (Tốt)

Good (Khá)

Average (Trung bình)

Poor (Kém)

4. Technical Support from the Faculty with respect to Syllabus, if any (Hỗ trợ kỹ thuật của giảng viên trong giờ thực hành, nếu có)

Excellent (Tốt)

Good (Khá)

Average (Trung bình)

Poor (Kém)

5. Faculty's response to the doubts/problem solving of students (Đáp ứng của giảng viên về những thắc mắc của học viên trong giờ lý thuyết)

Answered immediately or just after the session (Trả lời ngay hoặc trả lời vào cuối buổi học)

Answered in the next session (Trả lời vào buổi học sau)

Some queries left unanswered (Một số câu hỏi không được trả lời)

Most queries left unanswered (Phần lớn câu hỏi không được trả lời)

Remarks (Suggestions for improvement): Ghi chú (Đề nghị cải tiến)

Bài&ảnh: S. Đào
(theo báo Tổ Quốc)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Trò “chấm điểm” thầy: “Đắng” đến mấy cũng phải làm"Trực tuyến cùng TOP": GS John Quelch - phó hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard
Ước mong của người làm tin họcPhó Thủ tướng độc giảng tại lớp học hiệu trưởng
Gặp Hiệu trưởng ĐH danh tiếng nhất PhápTưng bừng chào đón “lính mới”
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11