Khi tấm chăn không đủ rộng  
 

(Post 14/11/2007) Hội nghị xã hội hóa giáo dục diễn ra cuối tháng 10 vừa qua tại TP.HCM lại một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải thực hiện thật tốt Nghị quyết 05 của Chính phủ về tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục, văn hóa, thể thao và y tế trong tình hình mới. Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho rằng khi “tấm chăn” (là ngân sách) “không đủ rộng” thì tình trạng “ấm” chỗ này, “lạnh” chỗ kia là không tránh khỏi.

Lễ khai giảng của các sinh viên khóa 2 Đại học FPT

Để khắc phục tình trạng đó, trước mắt, Phó thủ tướng cho rằng phải thực hiện tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tăng cường biện pháp trợ giúp SVHS nghèo, quyết không để thất học vì lý do học phí.

Công bằng trong giáo dục không có nghĩa là cào bằng, “bình quân chủ nghĩa” trong hưởng thụ giáo dục giữa các vùng miền, giữa các hộ gia đình, giữa các loại hình nhà trường. Nhà nước bảo đảm một nền học vấn “chuẩn” tối thiểu cần phổ cập cho thanh thiếu niên và nhi đồng. Các chương trình nâng cao, mở rộng, hoặc các dịch vụ giáo dục, chăm sóc đặc biệt… thì người thụ hưởng phải đóng học phí thêm. Chi phí cho giáo dục của các gia đình giữa vùng nông thôn, miền núi kinh tế khó khăn cũng không thể như vùng đô thị kinh tế phát triển được. Học phí ở vùng kinh tế phát triển phải cao hơn vùng kinh tế khó khăn. Cũng cần xác định khoản phí mỗi hộ gia đình dành cho giáo dục theo tỷ lệ 4-5% trên bình quân thu nhập. Vùng thu nhập cao đóng học phí cao, vùng thu nhập thấp đóng học phí thấp. Hoặc trong cùng một địa bàn dân cư, thu nhập giữa hộ này hộ nọ có sự khác biệt thì cần có sự chia sẻ khoản phí đóng góp cho giáo dục, thực hiện chế độ miễn hoặc giảm học phí cho học sinh gia đình nghèo. Đó chẳng những là công bằng mà còn là đạo lý ở đời.

Cũng phải tính đến công bằng trong phân bố lương, thu nhập của đội ngũ làm giáo dục. Xã hội đòi hỏi, yêu cầu cao đối với nhà giáo nhưng xã hội cũng phải nghĩ đến đời sống của những người lao động được đào tạo công phu này chứ! Ngoài lương và khoản thù lao dạy thêm (hợp pháp) thì đội ngũ nhà giáo đâu có bổng lộc gì?

Xã hội hóa giáo dục cũng không phải chỉ có huy động đóng góp học phí. Chủ trương xã hội hóa còn nhằm kêu gọi mọi người, cộng đồng hỗ trợ xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tại mỗi gia đình, khu phố, làng xóm; tiến tới một xã hội học tập mọi lúc, mọi nơi, suốt đời. Gia đình, cái nôi của giáo dục trẻ thơ. Ông bà, cha mẹ phải làm gương, chăm sóc con cháu đúng cách. Khu phố, làng xóm, các tổ chức Đoàn, Đội, Hội… là môi trường xã hội lành mạnh giúp thanh thiếu niên hướng tới lý tưởng sống tốt đẹp, không sa ngã vào các tệ nạn.

Bên cạnh, xã hội hóa giáo dục cũng còn một mục tiêu khác: phát huy tính tự lực học tập của học sinh. Mọi người hãy động viên, tạo điều kiện, hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh. Học sinh có ý chí, có cách học tập tốt sẽ không cần học thêm, không “chạy chọt” vào trường “chất lượng cao”, không phải đóng học phí thêm gì cả! Chính những học sinh này mới thực sự giỏi, sẽ là nhân tài phục vụ tốt cho có ích cho xã hội, gia đình sau này.

Khi “tấm chăn chưa đủ rộng”, kéo ấm chỗ người này thì hở lạnh chỗ người kia, thì còn cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Mong thay một sự đồng thuận của mọi người.

Hai Đức
(theo báo Giáo Dục)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Điện toán dành cho thế giới – Phần 2Điện toán cho thế giới - Phần 1
Thành công không đến một cách tình cờNhân lực CNTT: Thời cơ và tiềm năng!
Giáo dục sự hoài nghiBộ trưởng GD Singapore: "GD Việt Nam cứng nhắc!"
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11