(Post 24/10/2007) Đó là khẳng định của Phó
Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc gặp với Bộ thông tin truyền thông
ngày 12.10 vừa qua khi nhu cầu trong nước về CNTT cũng như nguồn lực CNTT
tăng mạnh. Vậy làm thế nào để khai thác hiệu quả tiềm năng, thời cơ đó?
Đào tạo
CNTT của VN cần hướng tới chuẩn quốc tế. ảnh: T.T |
|
Kích cầu, xã hội hóa mọi nguồn lực
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho
rằng nguồn lực cho đào tạo lấy từ ngân sách Nhà nước theo hướng đầu tư
"kích cầu", kết hợp xã hội hóa mọi nguồn lực quốc tế, DN, cá
nhân, tổ chức...
Ông Trương Gia Bình, TGĐ Tập đoàn FPT nhấn mạnh: "Các
DN như FPT, Công viên phần mềm Quang Trung, Hiệp hội DN phần mềm VN (Vinasa)
và nhiều DN khác sẵn sàng đầu tư để đào tạo nhân lực trước hết phục vụ
cho nhu cầu của chính DN".
Tuy nhiên, chỉ DN quyết tâm thôi không đủ. Việc "kích
cầu" cần cụ thể bằng cơ chế chính sách. Ông Bình cho biết: "Chính
phủ đã có quy định cho SV vay để học nhưng hàng tháng SV vẫn phải trả
lãi ngân hàng, các cơ sở đào tạo phải đứng ra bảo lãnh cho SV vay và chịu
trách nhiệm về khoản vay đó trong trường hợp SV không trả ... Gánh nặng
bảo lãnh đó không phải cơ sở nào cũng "kham" được".
Phải đào tạo theo chuẩn quốc tế
Cũng liên quan đến vấn đề đào tạo, Thứ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông Vũ Đức Đam bày tỏ quan điểm cần thông thoáng và khuyến
khích các đơn vị có khả năng tham gia đào tạo nhưng phải thống nhất và
quy chuẩn đơn vị kiểm định chất lượng. Ông Đam nhận xét: "Chúng ta
đang thực sự cần người theo 2 mức độ: giỏi hơn ĐH, tức là những người
có ý tưởng và dưới ĐH, là những thợ lành nghề, có thể "cầm tay chỉ
việc".
Vì vậy, việc đào tạo theo hướng bám sát các đối tác chiến
lược để tận dụng công nghệ, thương hiệu của họ thay vì thị trường chiến
lược trước đây". Ông Trương Gia Bình cũng đồng thuận với quan điểm
trên và dẫn chứng: "Hiện nay, VN Airlines và Boeing đang đàm phán
theo đó VN Airlines mua máy bay của Boeing, Boeing đổi lại bằng các hợp
đồng gia công phần mềm trên máy bay tại VN".
Nhu cầu nhân lực CNTT VN hiện lớn và vượt quá khả năng
đáp ứng của hệ thống đào tạo nên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng
định đào tạo phải theo chuẩn, chuẩn quốc tế hoặc sẵn sàng nhập khẩu các
chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Bộ Giáo dục và
Đào tạo phối hợp, khẩn trương công bố chuẩn đào tạo CNTT, đồng thời bàn
cách huy động mọi nguồn lực cùng tham gia phát triển nguồn lực CNTT, tăng
sức cạnh tranh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công
nghiệp CNTT Việt Nam phát triển.
Nhu cầu nhân lực
ngành
Thế giới:
-
Mỹ ngoài 1 triệu
kỹ sư phần mềm hiện có, năm 2006 tuyển thêm 88.500 người.
-
Nhật Bản riêng lĩnh
vực phần mềm nhúng đã thiếu 70 ngàn kỹ sư.
-
Từ 2003 - 2006 các
tập đoàn nước ngoài tại Trung Quốc đã tuyển dụng thêm 250
ngàn kỹ sư phần mềm.
-
VN cần khoảng 80
ngàn kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp vào năm 2010.
-
IBM VN năm 2007 cần
1000 kỹ sư, năm 2008 cần 2000 kỹ sư, nhu cầu tiếp tục tăng
mạnh trong những năm tới.
-
Boeing đang tìm đối
tác tại VN, yêu cầu mỗi hợp đồng cần tối thiểu 1000 kỹ sư
phần mềm.
-
Ngoài ra các tập
đoàn như Samsung, Foxcoon...cũng cần tuyển hàng nghìn kỹ sư
|
Đoàn Hằng
(theo báo Lao Động) |