Đổi mới ĐH: Từ cú hích thực tiễn  
 

(Post 21/11/2007) Đất nước đã hơn 20 năm đổi mới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng khoảng ngần ấy năm, nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được thành lập, nhu cầu cần một bộ phận cán bộ khoa học, nhân công có tay nghề cao. Thế mà, vẫn còn bàn đào tạo thế nào, triết lý giáo dục ra sao.

Bộ GD-ĐT xác định từ năm học 2007 - 2008 phát động phong trào "nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội". Ảnh: Lê Anh Dũng

Từ những đòi hỏi của thực tiễn

Tại hội thảo đào tạo theo nhu cầu khu vực phía Nam, đã có 17 văn bản được ký kết giữa Bộ GD& ĐT với các bộ, ngành, doanh nghiệp và các cơ quan tuyển dụng. Tiếp đến hội thảo tại Hà Nội, đã có 37 văn bản thỏa thuận. Trong phiên chất vấn tại kỳ họp II (Quốc hội khóa XII), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân thông báo đã có 70 hợp đồng được ký kết. Đây là tin vui, có thể nói là bước khởi đầu cho sự đột phá trong đào tạo đại học.

Có một nghịch lý: Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đang cần một lượng lớn lao động có trình độ kỹ thuật cao nhưng đào tạo không đáp ứng được trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường lại không tìm được việc làm.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và đi cùng với nó là sự gia tăng số lượng các DN mới. Hiện nay nước ta có khoảng 30.000 DN. Số DN này còn thiếu từ 1,4-1,6 triệu lao động qua đào tạo nghề. Theo đánh giá của các chuyên gia, nguồn cung mới chỉ tăng thêm 30% trong khi nhu cầu tăng 142%.

Lực lượng lao động nước ta đông đảo nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.Theo thống kê, VN hiện có khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động.

TS Lê Đăng Doanh nhận xét: “Nguồn nhân lực là lợi thế so sánh quan trọng trong kinh tế Việt Nam: Trẻ, số lượng đông đảo, thông minh, khéo tay… nhưng thực tế chỉ có khoảng 32% được đào tạo. Nhân lực chất lượng cao, có năng lực quản lý ở các công ty lớn rất thiều”. Điều đáng quan tâm là thanh niên trong độ tuổi 18–23 (khoảng 70%) bước vào thị trường lao động, nhưng chưa qua đào tạo nghề. Thực tế cho thấy chúng ta đang thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, nhà quản lý, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao.

Số lao động được đào tạo lại có một nghịch lý khác. Mỗi năm chúng ta có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học và có thêm hàng trăm người bổ sung vào danh sách đạt trình độ sau đại học. Tuy nhiên, không phải các doanh nghiệp có thể sử dụng được tất cả lực lượng này mà chỉ một phần nhỏ trong số này đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Đối với các doanh nghiệp hiện nay nỗi lo lớn nhất là tìm đâu ra người tài, nhân viên giỏi? Nhu cầu tuyển lao động cao cấp, nhất là các vị trí quản trị, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tăng vọt trong năm 2006. Thực tế hiện nay, chỉ có khoảng 30% ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển lao động chất lượng cao trên thị trường lao động.

Mấy năm gần đây, đã có những “chợ lao động” được tổ chức để các doanh nghiệp tiếp cận với lao động có tay nghề, rút gần khoảng cách doanh nghiệp - người lao động. Nghĩa là không phải thông qua những khâu “trung gian”, giảm phiền phức cho người lao động, nhưng qua thực tế, số người được nhận vào các doanh nghiệp rất ít so với lượng cử nhân, những người đã qua đào tạo đến dự tuyển. Lý giải điều này, một chuyên gia nhân sự cho rằng các chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành nên phần đông cử nhân, kỹ sư ra trường đều thiếu kỹ năng thực hành, tiếp cận công việc chậm, hiệu quả làm việc thấp; khả năng sáng tạo, làm việc độc lập mờ nhạt…

Đến tính tất yếu của việc đổi mới

Việc đổi mới giáo dục ĐH không phải xuất phát từ bản thân ngành giáo dục mà phải bắt đầu từ bên ngoài, từ thực tiễn: “Nhu cầu của thực tiễn hiện nay đang đòi hỏi giáo dục, đào tạo phải đổi mới. Nói như các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác: Đã xuất hiện tình huống có vấn đề. Nghĩa là ngành giáo dục bây giờ không thể giữ mãi cách đào tạo như trước, chỉ quan tâm đến đầu vào mà ít quan tâm đến đầu ra. Bây giờ phải là xã hội cần gì chúng ta đào tạo cái đó. Có thể nói, các nhà tuyển dụng sẽ quyết định chất lượng giáo dục. Đây chính là đòi hỏi của thực tiễn”.

Việc chuyển sang đào tạo theo nhu cầu xã hội có thể coi là bước nhảy vọt mới của ngành đào tạo đại học, là bước nhảy, bước “vượt bỏ” đào tạo theo kiểu “bao cấp” đã tồn tại khá lâu trong hệ thống các trường đại học ở ta, làm cho chất lượng không được nâng cao, không đáp ứng với nhu cầu xã hội.

Không phải bây giờ chúng ta mới thấy có khoảng cách đào tạo – sử dụng. Phương châm đặt ra: Học phải đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, hầu như đó chỉ mới dừng lại hô hào chứ chưa đi vào thực chất.

Có một thực tế, xã hội đã đặt ra, đòi hỏi từ rất lâu. Đất nước đã hơn 20 năm đổi mới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ta cũng khoảng ngần ấy năm, nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được thành lập, nhu cầu cần một bộ phận cán bộ khoa học, nhân công có tay nghề cao rất cấp thiết, thế mà chúng ta vẫn còn bàn đào tạo thế nào, triết lý giáo dục ra sao? Tất nhiên không phải bất cứ đòi hỏi nào cũng phải đáp ứng ngay, nhưng cái đáng trách là bước chuyển của chúng ta quá chậm.

Bài học lớn được Đảng ta tổng kết trong 20 năm đổi mới là lí luận chưa theo kịp với thực tiễn. Đáng lẽ lý lí luận phải đi trước một bước mở đường nhưng ngược lại, lại chạy theo thực tiễn, đôi khi còn kìm hãm thực tiễn. Ở lĩnh vực kinh tế, bài học đau đớn của sự chuyển đổi chậm chính là sự tụt hậu của đất nước khá lâu.

Trong lĩnh vực GD&ĐT cũng rơi vào tình trạng như vậy. Chúng ta chưa chủ động để nắm bắt nhu cầu của thực tiễn, chưa dự đoán được xu thế phát triển của thị trường lao động: “Dù đã chuyển qua nền kinh tế thị trường khá lâu nhưng chúng ta vẫn thiếu chiến lược đầu tư đào tạo từ gần đến xa cho chương trình phát triển nguồn nhân lực trung, cao cấp, đạt chuẩn quốc tế. Vì thế hội nhập vào “thế giới phẳng” - môi trường toàn cầu hóa, đoàn thuyền kinh tế VN đang bị hụt hẫng vì thiếu tướng giỏi, quân tinh luyện” như các chuyên gia nhận định.

Trong văn bản ký kết với Đại học Bách khoa Hà Nội, Tập đoàn Hồng Hải đã xây dựng một chương trình học bổng trị giá 34.000USD dành cho sinh viên của trường này. Tập đoàn này cũng sẽ xây dựng một phòng thí nghiệm và chuyển đến thiết bị trị giá 300.000USD. Số thiết bị này được tặng cho trường sau một năm. Nhiều doanh nghiệp cũng đã ký với các trường đại học phương thức đào tạo như trên. Đây chính là mấu chốt quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, chất lượng cao.

Việc hợp lực từ ba nhà: Đào tạo - sử dụng - người lao động sẽ hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, đạt chuẩn. Việc này đòi hỏi cả “ba nhà”, phải làm tròn nghĩa vụ. Nhà đào tạo phải cung ứng cho xã hội sản phẩm nhân lực đạt chuẩn và được DN chấp nhận. DN cũng phải chủ động đặt hàng nhà đào tạo, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động thực hành, nâng cao kỹ năng tay nghề. Người lao động phải thay đổi tư duy vươn tới chuẩn bằng cách nâng cao kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, tác phong làm việc để hội nhập cùng với DN.

Thực tiễn đã mở hướng. Đổi mới đào tạo đại học là tất yếu. Vấn đề còn lại là tổ chức của những người có trách nhiệm.

Đăng Tiến
(theo VietNamNet)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


10 bí quyết tìm việc và thành công trong CNTT ở châu ÁKhi tấm chăn không đủ rộng
Điện toán dành cho thế giới – Phần 2Điện toán cho thế giới - Phần 1
Thành công không đến một cách tình cờNhân lực CNTT: Thời cơ và tiềm năng!
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11