"Thầy giáo CNTT cũng phải tự học suốt đời"  
 

(Post 28/11/2007) "Người thầy trong lĩnh vực đào tạo nào cũng quan trọng. Tuy nhiên, CNTT là một trong số ít ngành mà người không được đào tạo bài bản làm việc chung với người học quy củ, và đôi khi người không chuyên lại làm việc tốt hơn", TS. Lê Trường Tùng, Giám đốc Aptech Vietnam, Hiệu trưởng Đại học FPT, chia sẻ.

TS. Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT. Ảnh: H.O.

- Đặc thù của CNTT là sự thay đổi rất nhanh chóng, người thày sẽ phải làm những gì để theo kịp tốc độ đó?

- Đây đúng là một ngành đặc trưng cho kinh tế tri thức với tốc độ thay đổi rất nhanh. Trách nhiệm của nhà trường, của người thày là đào tạo sinh viên khi ra trường có thể thích ứng với sự thay đổi này, trong đó khả năng tự học là rất quan trọng. Bởi thế bản thân người thày cần cảm nhận rõ về vị trí, vai trò đặc biệt của mình trong ngành này. Để làm được điều đó, người thày bắt buộc phải tự học suốt đời. Chẳng hạn trong hệ thống Aptech, mỗi giảng viên phải thi mỗi quý một lần bởi vì những gì thuộc chương trình năm trước có thể không còn trong năm nay. Thày nào mà tuyên bố "tôi là chuyên gia chỉ một lĩnh vực" thì rất chóng thất nghiệp khi môn học đó không còn đưa vào chương trình nữa.

- Có nhiều sinh viên CNTT tốt nghiệp xong lại làm nghề khác trong khi không ít người thành công với lĩnh vực này dù không theo đào tạo chính quy. Ông nhận định thế nào?

- CNTT là lĩnh vực đa ngành, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Nói chung, tôi nghĩ là không có "CNTT vị CNTT". Vì vậy, việc người từ lĩnh vực khác sang làm việc trong chuyên môn này là chuyện bình thường và cần thiết. Tuy nhiên, nếu số người "ngoại đạo" mà chiếm đa số thì việc đào tạo CNTT có vấn đề.

- Nhiều bạn trẻ cho rằng CNTT là một nghề sang, hái ra tiền và lựa chọn nghề nghiệp cũng vì suy nghĩ đó. Ông có lời khuyên thế nào đối với họ?

- Nghề nào làm giỏi cũng có thể hái ra tiền được cả. Nên xem CNTT là ngành có triển vọng. Nếu có năng lực thì sẽ đón được nhiều việc làm và cơ hội thăng tiến tốt. Đây là nghề sang, nếu hiểu theo nghĩa là một trong các nghề mang tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa cao nhất.

TS. Lê Trường Tùng từng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Matxcơva và bảo về luận án tiến sĩ Toán-Lý tại Học viện Kỹ thuật quân sự.

Ông hiện là Hiệu trưởng Đại học FPT, Chủ tịch Hội tin học TP HCM, Phó chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Đại biểu Hội đồng nhân dân TP HCM khóa VII.

- Vậy tố chất để có thể học tốt được ngành CNTT là gì?

- Tư duy logic, toán, thích cái mới. Và đặc biệt là lòng đam mê.

- Có nhiều ý kiến cho rằng học công nghệ thông tin ở VN còn tốt hơn ở nước ngoài, ông nghĩ sao về điều này?

- Phải nói rõ "nước ngoài" nào? Nếu học trong nước thì học trường nào? Về mặt bằng chung, học CNTT trong nước không thể tốt bằng các nước tiên tiến, nơi mà ngoài CNTT, còn hàng loạt kỹ năng mềm đều được phát triển. Nhưng tôi cho rằng không phải lo ngại việc mất thời gian học những thứ không quá cần thiết.

- Sinh viên CNTT nên thực tập thế nào để hiệu quả nhất?

Tôi sang Singapore làm việc với trường NUT. Ở đó sinh viên CNTT thực tập 6 tháng vào giữa quá trình học. Tại Đại học FPT, chương trình thực tập "on-job training", tức là đào tạo qua công việc, dự kiến kéo dài một năm sau năm thứ 2.

- Sự thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực CNTT đã được đề cập rất nhiều. Một phần nguyên nhân là do chúng ta thiếu đội ngũ giáo viên cũng như cơ sở đào tạo. Ông nghĩ sao?

- Nguyên nhân chính là do cầu lớn hơn cung. Nếu sự phát triển của các sơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên tốt hơn thì sự thiếu hụt sẽ bớt trầm trọng và chúng ta sẽ khai thác được các cơ hội một cách triệt để.

- Ông đánh giá thế nào về giáo trình và phương thức đào tạo CNTT trong nước?

- Do hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo chưa ban hành chương trình khung ngành CNTT, nhưng cũng khó ban hành vì ngành này thay đổi quá nhanh, cho nên mỗi trường dạy theo chương trình của riêng mình. Thực tế, định hướng đào tạo CNTT ở Việt Nam đang có vấn đề lớn. Không có sự rõ ràng giữa định hướng nghiên cứu, bằng cấp hay công nghiệp khiến chương trình, phương thức giảng dạy, việc phát triển giảng viên cũng không rõ ràng theo. Và hậu quả là sinh viên và xã hội gánh chịu.

Nguyễn Hằng thực hiện
(theo VnExpress)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Chuyện một cô gái indonesia: Kiếm 1 triệu đô la ở tuổi 25 như thế nào? Đổi mới ĐH: Từ cú hích thực tiễn
10 bí quyết tìm việc và thành công trong CNTT ở châu ÁKhi tấm chăn không đủ rộng
Điện toán dành cho thế giới – Phần 2Điện toán cho thế giới - Phần 1
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11