Học tập với các mô hình ảo “siêu thực”  
 

(Post 05/12/2007) Vừa qua, một hệ thống phòng thí nghiệm mới đã tạo nên một tiếng vang lớn trong giới học sinh tiểu học Singapore. Đó là một hệ thống ảo cho phép trẻ em có thể tự ngắm và điều khiển các hành tinh trong thái dương hệ hoặc quan sát những bông hoa xuân ngay trong nhà. Điểm đặc biệt ở chương trình này là các hình ảnh được hiển thị là 3 chiều và hệt như thật, do đó giúp nâng cao khả năng nhận biết và ghi nhớ của trẻ. Được biết, hệ thống này là một hệ thống hỗ trợ hiển thị minh họa hình ảnh 3 chiều dùng cho trường học với tên gọi “Hỗn hợp Thực-Ảo (Mixed Reality)”.

Hệ thống “Thực- Ảo” nói trên làm việc dựa trên những bo mạch được gắn trên một chiếc bàn. Khi người sử dụng nhìn vào chiếc màn hình qua một cặp kính, chiếc kính này sẽ tự động truy nhập vào bo mạch và khởi động hiển thị hình ảnh 3 chiều về vật thể cần quan sát khiến người dùng có cảm giác như họ có thể cầm nắm vào vật thể. Thêm vào đó, hệ thống trên có trang bị một chiếc camera giúp cho những người quan sát ở ngoài có thể trông thấy toàn bộ hình ảnh mà người sử dụng đã thấy qua một màn hình lớn.

Theo ông Wei Liu, người phát triển ra mô hình phòng lab “Mixed Reality”, hệ thống phòng thí nghiệm này chính là một sự kết hợp tuyệt hảo giữa công nghệ ảo và lý thuyết giáo dục thực tế. Theo các chuyên gia thì Mix Reality là mô hình phòng học vô cùng bổ ích đối với lứa tuổi tiểu học. Thay vì phải đưa ra các lời giải thích dài dòng, các giáo viên chỉ cần khởi động hệ thống hiển thị là học sinh có thể hiểu bài học một cách trực quan hơn. Các hình ảnh 3 chiều được hiển thị rất thực, sinh động và nhờ đó trợ giúp nhiều cho giáo viên hơn. Chẳng hạn khi giảng về các hành tinh, trẻ có thể quan sát được hầu hết các vị trí cũng như chuyển động của một hành tinh trong hệ mặt trời hay các nhận ra 6 mặt của một hình lập thể.

Theo kết quả thu được từ các thử nghiệm thì những trẻ tham gia vào lớp học có hệ thống trên trợ giảng có khả năng ghi nhớ vị trí của các hành tinh tốt hơn và có thể chỉnh sửa các vị trí của hành tinh khi người ta cố tình đặt nó sai vị trí trong khi đó, chỉ có rất ít trẻ học bằng lý thuyết và hình ảnh thường có thể sửa được vị trí sai của thái dương hệ.

Sau Singapore, Mixed Reality sẽ được giới thiệu tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chỉ có một vấn đề khiến cho nhiều nước chưa dám áp dụng và nhân rộng hệ thống này là chi phí ban đầu quá cao. Người ta hy vọng, trong tương lai gần, với sự phát triển của công nghệ, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi và trẻ em các nước phát triển sẽ sớm có cơ hội được học tập với các hình ảnh siêu thực này.

Diệu Quyên
(theo báo Bưu Điện Việt Nam)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Nền hành chính điện tử quốc gia: Vài câu hỏi cần trả lời"Thầy giáo CNTT cũng phải tự học suốt đời"
Chuyện một cô gái indonesia: Kiếm 1 triệu đô la ở tuổi 25 như thế nào? Đổi mới ĐH: Từ cú hích thực tiễn
10 bí quyết tìm việc và thành công trong CNTT ở châu ÁKhi tấm chăn không đủ rộng
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11