Khoa học xã hội và nhân văn trong trường phổ thông và đại học Mỹ  
 

(Post 26/12/2007) Nền giáo dục Mỹ được coi là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới. Nhưng thực tế, nó vẫn tồn tại khá nhiều vấn đề.

Lớp học ở Mỹ

Stanley N.Katz - chủ nhiệm của Chương trình chưa tốt nghiệp ở Trường trung học công lập Woodrow Wilson và quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học Princeton và cũng là Chủ tịch danh dự của Hội đồng nghiên cứu xã hội Mỹ đã có sự phân tích thấu đáo về khoa học xã hội – nhân văn trong trường phổ thông và đại học Mỹ.

Những cuộc tranh luận về thời kỳ chuyển tiếp từ trường trung học lên đại học ngày nay đã khẳng định rằng chức năng duy nhất của trường trung học là chuẩn bị cơ sở cho việc hoàn thành tốt chương trình đại học.

Nếu nhìn nhận giáo dục trung học từ điểm nhìn của khoa học xã hội – nhân văn, chúng ta có thể nhận thấy sự khác nhau cơ bản giữa mục đích của giáo dục trung học và khả năng của thanh thiếu niên. Một trung tâm khoa học xã hội nhân văn của Mỹ đã chỉ ra sự khác nhau trong giáo dục trung học ở các nước công nghiệp với việc cạnh tranh toàn cầu.

Cho phép tôi bắt đầu với hai điểm. Đầu tiên, giáo dục nhân văn (bao gồm những kiến thức và giá trị về nhiều lĩnh vực của loài người) không phải là việc dễ dàng chọn lựa những ứng cử viên cho một công việc tốt như lựa chọn một đứa trẻ bơ vơ, hay một thứ vô giá trị của những đứa trẻ nhà giàu.

Giáo dục nhân văn là, hoặc nên là nòng cốt trong việc đào tạo giới trẻ để chúng tự phục vụ bản thân, đất nước và cả thế giới. Thứ hai, giáo dục nhân văn là một quá trình khó khăn với nội dung trải dài trong suốt quá trình học tập ở trường học - ít nhất từ năm thứ ba ở trường trung học đến năm thứ hai trường đại học – và có thể dài suốt tám năm đối với những người quan tâm đến cả hai chương trình này.

Vấn đề đáng quan tâm là, ở nước Mỹ phần lớn sinh viên không sẵn sàng đối mặt với chương trình giáo dục khoa học xã hội – nhân văn cho đến khi chúng vào đại học. Liệu chúng ta có nhận ra rằng những thanh thiếu niên ấy không thể có khả năng giải quyết những vấn đề về khoa học xã hội – nhân văn? Và chúng ta phải thừa nhận rằng những sinh viên đại học cần hoàn thành khóa học về khoa học xã hội nhân văn một cách nhanh chóng, để tiếp tục chương trình học chuyên môn của mình.

Charles William Eliot – lãnh đạo cấp cao Trường Đại học Harvard – người có ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ đã viết về giáo dục xã hội – nhân văn cách đây một thế kỷ như sau: “Vào khoảng 20 năm trước, không ai ngờ được rằng các trường Đại học ở Mỹ đã không đáp ứng được với sự lớn mạnh của nền kinh tế và sự tăng nhanh của dân số. Tôi tin rằng, nguyên nhân chính của tình trạng này là các trường Đại học và phổ thông chưa có các chương trình học, ngành học đa dạng, phong phú và lôi cuốn học sinh, sinh viên”

Những biến động tương tự về những thách thức của giáo dục xã hội – nhân văn đã xảy ra khi chúng ta bước vào thế kỷ 21. Điều khác nhau là sự thất bại của các lãnh đạo giáo dục ngày nay trong quan điểm lịch sử và rộng lớn về điều gì là đúng, vấn đề cơ bản là cách đưa giáo dục nhân văn tới giới trẻ Mỹ vẫn không thay đổi nhiều.

Eliot bắt đầu dự đoán bằng giả thiết về vấn đề phát triển không có tổ chức – một vấn đề thuộc phát triển trí tuệ sinh viên hơn là hệ thống giáo dục. Ông cho biết: “Để có được một văn bằng nghệ thuật, thông thường chúng ta mất từ 7 đến 10 năm, trong đó 4 năm đại học và 3 năm đến 6 năm ở trường trung học”. Eliot nói rằng, bằng tốt nghiệp trung học như một tấm giấy thông hành từ thời niên thiếu lên tuổi trưởng thành, ông định nghĩa nó “thuộc một khoảng nào đó giữa tuổi 12 và 23”

Dĩ nhiên, nội dung vấn đề là khác nhau, từ khi Eliot muốn hiện đại hóa chương trình học cổ điển thế kỷ 19 cơ bản gồm triết học, ngôn ngữ cổ, lịch sử, toán học và đạo đức bằng việc học kết hợp ngôn ngữ hiện đại, lịch sử, kinh tế chính trị và khoa học tự nhiên. Nguyên do là những định nghĩa cổ điển không còn đúng với những yêu cầu bức thiết của đất nước.

Ngày nay, chúng ta cần hiện đại hóa, kết hợp chương trình giảng dạy thực tế với những lĩnh vực học nổi bật trong nửa thế kỷ qua và cung cấp cho sinh viên những tri thức cần thiết để đương đầu với những thách thức toàn cầu về công nghệ kỹ thuật.

Nhưng điều thú vị nhất trong quan điểm của Eliot là Mỹ tiếp cận giáo dục xã hội – nhân văn trong hoàn cảnh giống như hầu hết các nước trên thế giới. Những trường trung học ở Pháp, Đức (Thụy Sĩ, Thụy Điển, Úc...), lớp 6 ở Anh và văn bằng trung học Ba Lan là những minh chứng về việc giáo dục khoa học xã hội nhân văn trước khi bước vào đại học.

Ý kiến về giáo dục nhân văn liên tục được thảo luận rất nhiều trong suốt thế kỷ trước. John Dewey nhìn nhận rằng cải cách giáo dục tiểu học và trung học là cần thiết để xây dựng những chương trình thực tế hơn ở giáo dục đại học.

Giữa thế kỷ 20, một sáng kiến cộng tác của những trường đại học nổi tiếng hàng đầu Đông Mỹ và các trường trung học dự bị đã đem lại sức sống mới cho giáo dục xã hội nhân văn. Chương trình được ủng hộ của ông John M. Kemper, hiệu trưởng của trường Andover, người đã từng phát biểu trong những năm 1951 rằng: “Chương trình học trung học và đại học không có sự kết nối với nhau, đặc biệt trong suốt những năm học quan trọng từ năm thứ 11 đến năm thứ 14, không kết nối toàn bộ với chương trình đại học. Những sinh viên từ một số trường dân lập tốt nhất cho rằng: “Những khóa học sớm ở các trường đại học thường lặp đi lặp lại và rất ngớ ngẩn”. Kemper phê bình: “Đó là sự lãng phí thời gian cho giai đoạn chuyển tiếp từ trường trung học đến đại học, đặc biệt với những nam sinh có năng khiếu và lành nghề”.

Hiện nay, hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, chúng ta đang sống ở Mỹ, không phải là nơi duy nhất nhưng chúng tôi đã chia ngành giáo dục xã hội – nhân văn thành hai nhánh, thường chúng tôi sẽ cắt chương trình này đối với sinh viên năm đầu và sinh viên năm cuối trường phổ thông và bắt buộc phải hoàn thành khi đã là sinh viên năm thứ hai của trường Đại học. Có một thời gian dài các trường Trung học và Đại học ở Mỹ chỉ tập trung vào đào tạo cho sinh viên các kỹ năng cơ bản để thu thập thông tin cho các môn học mà quên mất phải đào tạo cả những kỹ năng chuyên sâu và cả những hiểu biết chung.

Những thứ lỗi thời của giáo dục xã hội nhân văn trong trường đã là rào cản lớn trong các chương trình cải cách – những điều đã làm mất đi tính thực tế bởi chúng hạn chế tham vọng và cách thức thi cử trừu tượng. Trong trường đại học, chúng ta không thể dạy lại cách tiếp cận để giáo dục chung cho những sinh viên mới vào trường, cùng bởi vì chúng đã đánh mất niềm tin trong thử thách và vì chúng không biết cách để đương đầu với những những kiến thức mà chúng đã thu nhận được.

Làm thế nào chúng ta biết được điểm này? Một lý do là sự dân chủ hóa triệt để của giáo dục Mỹ. Không như thời kỳ của Eliot, gần 70% sinh viên tốt nghiệp trung học tiếp tục học cao hơn sau hai năm tốt nghiệp. Không chỉ có thêm nhiều học sinh mà họ còn gồm cả đầy đủ tầng lớp cư dân Mỹ được học trong các trường phổ thông, không chỉ là những trường dành riêng cho nam giới. Nỗ lực trong giáo dục của chúng ta là những điều đáng được tán thưởng, tuy nhiên chúng ta cần chú trọng hơn nữa vai trò của giáo dục nhân văn cho tất cả học sinh.

Chúng ta vẫn chắc chắn về số lượng của những sinh viên được giáo dục xã hội nhân văn. Một mặt chúng ta dường như dạy quá nhiều; mặt khác, những sinh viên (hay cha mẹ của họ) thường không bàn luận một cách cởi mở và chân thực về vấn đề này. Dường như người Mỹ vẫn còn rất e ngại khi bị hỏi quá nhiều về tuổi trưởng thành của con cái họ và họ để chúng lại cho đến khi bước vào trường đại học. Điều đó đã tạo nên mâu thuẫn với nhu cầu cần được giáo dục, và tìm kiếm thông tin mà giới trẻ cần cho sự phát triển trí tuệ của chúng.

Hơn nữa, đã có một thời gian dài các nhà giáo dục rất quan tâm đến ảnh hưởng của các chương trình đang được giảng dạy ở nhà trường để làm thế nào chuẩn bị cho các em học sinh một nền tảng vững vàng để bước vào cổng trường đại học. Trường Đại học Broad được thành lập với mục đích chính là nhằm chuẩn bị cho học sinh lớp 12 có bước chuyển tiếp thành công khi lên Đại học. Ngày nay, trường này đã trở thành một tổ chức thương mại quan tâm đến vấn để quản lý, giúp đỡ các trường Đại học trong quá trình tuyển sinh hơn là trung gian cho các trường phổ thông trung họcvới các trường đại học để phát triển nhân tài.

Phương pháp học tập và nghề nghiệp tương lai có sự tác động lớn đến hình thức giáo dục trung học. trong những năm đầu thế kỷ 20, một vài giảng viên đại học đã tiến hành nghiên cứu về những điều học sinh trung học có thể và nên học trước khi vào đại học. Nguyên nhân của họ dựa vào những nghiên cứu về tâm lý– họ tin rằng rằng lịch sử, toán học hay địa lý luôn được đặt ở vị trí quan trọng trong giáo dục trẻ em. – cũng vậy trên thực tế - những giảng viên trường đại học mong muốn đảm bảo rằng họ có thể lôi cuốn các sinh viên sắp tốt nghiệp chuẩn bị tốt cho chương trình đại học.

Những năm gần đây, nhiều nỗ lực được tập trung vào việc thêm các môn học và tăng thêm giờ học trong chương trình giảng dạy. Chúng ta không có đủ khả năng làm mới giáo dục nhân văn để kết hợp với các môn học khác nhưng chúng ta có thể đưa ra những phương pháp để khôi phục giáo dục nhân văn trong những lĩnh vực cụ thể.

Cuối cùng, những bài kiểm tra, chứ không phải là chương trình giảng dạy trở thành vấn đề trong các cuộc thảo luận của chúng ta về thời kỳ chuyển tiếp vào đại học. Vấn đề chủ yếu cần được thảo luận trong các trường trung học cơ sở và những cải cách trong giáo dục đại học đã được đưa ra trong báo cáo của Ủy ban giáo dục phổ thông và giáo dục đại học năm 1952. Họ nhấn mạnh cần phải có một chương trình giáo dục nhân văn có thể kéo dài trong vòng 7 năm trung học và đại học.

Ngày nay, những báo cáo đầy đủ bị bỏ quên, những khóa học thay thế tạo ra một thực tế không được tính trước và những kỳ kiểm tra thay thế trở nên ít hơn những kỳ vượt rào khác để vào đại học.

Tôi nghĩ rằng cần phải xem xét những ý kiến mới nhất về giáo dục xã hội – nhân văn cho thế hệ trẻ. Điều này có nghĩa cần giáo dục xã hội nhân văn từ tuổi thiếu niên và phát triển chúng ở trong trường học. Điều đấy không đồng nghĩa với việc tổ chức quá nhiều kỳ kiểm tra thay thế mà cần phát triển những khóa học về con người, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, phát triển suy luận tổng hợp và khả năng đánh giá sự việc cho sinh viên. Việc giáo dục ở trường phổ thông sẽ tạo cơ sở cho việc phát triển của sinh viên ở 2 năm đầu đại học.

Rào cản lớn nhất là việc thay đổi quá nhiểu. Tuy nhiên tôi cho rằng vấn đề mới chỉ thật sự bắt đầu. Chúng ta cần có thêm nhiều thảo luận xung quanh vấn đề này.

Theo Giáo Dục TP.HCM


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


AQ có giá hơn IQ?"Chọn nghề cùng bạn": Mỹ thuật đa phương tiện
Yahoo lo vắng bóng nhân tàiGoogle và các chiêu giành giật nhân tài
Phụ nữ CNTT muốn gì?Học tập với các mô hình ảo “siêu thực”
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11