Gặp 2 PGS trẻ nhất sinh cùng ngày  
 

(Post 08/03/2008) Cùng sinh ngày 17/7/1974. Cùng được phong chức danh Phó Giáo sư (PGS) ngày 12/1/2008. Cùng xuất thân trong gia đình có "thâm niên" làm nghiên cứu. Ở tuổi 34, Trần Hoài Linh và Nguyễn Quang Diệu đã có nhiều nung nấu cho sự nghiệp nghiên cứu.

Trần Hoài Linh. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Trần Hoài Linh, giảng viên ngành Điện, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: "Học hàm, học vị là cách để kiểm tra xem mình có đi đúng hướng không."

Linh là con trai thứ trong gia đình, cả bố mẹ đều công tác tại Khoa Điện nơi anh đang làm việc. Với anh, bố (GS-Viện sĩ Trần Đình Long, Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ thuật điện quốc tế) là gương sáng. Anh bảo "cố gắng nhiều cũng không thể bằng cụ". Nhưng, trong học tập và gây dựng "thương hiệu" ít có sự nâng đỡ từ bố.

Anh nói "quá trình học và nghiên cứu không có sự chỉ đạo hay ép buộc từ bố. Ít khi phải gò mình vào những định hướng lớn. Chỉ những vấn đề lặt vặt hoặc quá chuyên môn mới phải dùng đến sự trợ giúp của bố". Đại loại như: "Khi đi học nước ngoài thì cần phải chú ý những gì?" hoặc "Về Khoa Điện làm việc có được không? Kiến thức và chuyên môn cần bổ sung những gì?".

Tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Warsaw (Ba Lan) năm 1997. Năm 2000 bảo vệ luận án tiến sĩ. 2003 về công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đến năm 2005 quay lại Ba Lan làm tiến sĩ khoa học. Tháng 1/2008 được công nhận chức danh PGS.

Anh quan niệm "những học hàm, học vị không phải là mục tiêu phấn đấu. Mà là cách kiểm tra kiến thức xem mình có đi đúng hướng hay không. Đó cũng là cách để phản biện công việc giảng dạy và nghiên cứu".

Do vậy, trong tổng điểm đạt thì số điểm bài báo được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước chiếm đa số (khoảng 14-15 điểm). Số điểm còn lại (3 điểm) có được từ các đề tài nghiên cứu, hướng dẫn...

Anh chia sẻ: "3 năm làm NCS ở Ba Lan có 20 bài được đăng tải trên các tạp chí nước ngoài và các hội thảo quốc tế. Số bài được đăng trên tạp chí uy tín tính đến nay gần chục bài". Việc làm NCS phải có bài báo được đăng là cần thiết. Ở Ba Lan cũng có yêu cầu "cứng" mỗi NCS phải có 2 bài báo đăng ở hội thảo quốc tế.

Khi quyết định trở về Việt Nam làm việc tôi đã có chuẩn bị trong thời gian dài. Mỗi năm về phép 1 thời gian để làm quen với công việc, môi trường... Trong đó, sự làm quen khó nhất với tôi là lương. Lương của mình thấp hơn họ nhiều.

1 NCS ở Ba Lan, riêng kinh phí nhà nước cấp khoảng 20.000 USD. Còn ở Việt Nam mới đang xem xét nâng mức đầu tư lên 120 triệu đồng/ NCS.

"Giáo dục Việt Nam đang hướng đến hội nhập. Do vậy, cần cải thiện điều kiện làm việc cho giáo viên phục vụ giảng dạy và nghiên cứu để rút ngắn khoảng cách so với các nước". Vừa nói anh vừa chỉ tay vừa tính "chỗ ngồi trao đổi là phòng làm việc dành cho 1 thầy Chủ nhiệm Khoa Điện và 4 thầy Phó Chủ nhiệm khoa chỉ khoảng 40m2. Khoa Điện là 1 trong 2 khoa to nhất của trường mà chỗ làm việc chỉ chừng đó".

Kế hoạch sau khi nhận chức danh PGS anh vẫn tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu. Anh cho biết, hiện đang hướng dẫn 3 NCS với 3 đề tài "Dự báo phụ tải điện", "Xử lý tín hiệu hình ảnh" và "Xử lý tín hiệu âm thanh".

Nguyễn Quang Diệu. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

PGS Nguyễn Quang Diệu, ngành Toán học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: "Tôi là người tò mò."

Từ ĐH Quốc Gia Seoul (Hàn Quốc), PGS trẻ tâm sự: "Được sống trong một môi trường toán học từ nhỏ, cộng với, quanh tôi rất có rất nhiều tài liệu toán cao cấp của bố (GS-TSKH Nguyễn Văn Khuê, công tác tại Khoa Toán của trường). Điều này gây cho tôi cảm giác thích khám phá. Bản thân không phải là người nhanh nhạy và thông minh. Nhưng bù lại tôi khá tò mò và thường tự đặt câu hỏi trong nghiên cứu".

Tốt nghiệp ĐH 1995 khoa Toán-Cơ-Tin học Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội). 4 năm không dài, nhưng là bước then chốt tạo điều kiện cho tôi tiếp tục nuôi dưỡng khát vọng nghiên cứu Toán học.

Sau đó vào năm 1997, tôi có may mắn được sang Pháp làm NCS theo một chương trình hợp tác giữa Đại học Sư Phạm Hà Nội và Đại học Toulouse 3, Cộng hòa Pháp dưới sự đồng hướng dẫn của GS. Pascal Thomas (Đại học Toulouse 3) và GS. Đỗ Đức Thái (Đại học SPHN). Tháng 6/2000, bảo vệ luận án TS tại ĐH Toulouse 3.

Về nước năm 2001 và làm việc ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đến nay. "Được học tập và giảng dạy những vấn đề trong chuyên môn của mình đang được thế giới quan tâm" - là mong muốn. Quan trọng không kém khi những công trình khoa học có thể giúp kiếm sống nuôi bản thân và gia đình. Với tôi "làm toán và chơi games có nhiều điểm rất giống nhau".

Tôi đã xuất bản 19 bài báo ở các tạp chí quốc tế và 3 bài báo ở các tập chí trong nước.

Tôi nghĩ mình cần phải học tập nhiều để tiếp cận với toán học hiện đại. Hiện, tôi chỉ mới làm quen với một số khái niệm cơ bản của toán học cách đây từ 10-15 năm.

Kiều Oanh (ghi)
(theo VietNamNet)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Tranh giành nhân sự kiểu Ấn ĐộViệt kiều với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam
Tăng chất lượng nhân lực CNTT, kích thích cạnh tranh doanh nghiệp!Người viết phần mềm tặng 1.000 bệnh viện
Sáng tạo tuổi teenMối lo đào tạo nhân lực CNTT cho thị trường Nhật Bản
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11