"Tài nguyên của chúng ta là nguồn nhân lực"  
 

(Post 02/10/2008) Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường ĐH FPT ví nguồn nhân lực cũng như nguồn khoáng sản, nếu không biết khai thác, các nước khác sẽ chớp thời cơ.

TS. Lê Trường Tùng, hiệu trưởng ĐH FPT trong một dịp trả lời phỏng vấn phóng viên báo đài

Trao đổi xung quanh tham vọng xem nhân lực là yếu tố then chốt và thế mạnh để phát triển, với tầm nhìn đến năm 2017 Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia cung cấp nguồn nhân lực CNTT lớn nhất thế giới, cùng với dàn lãnh đạo mới, ông Lê Trường Tùng - Phó Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, Hiệu trưởng Đại học FPT nói:

Trong tương lai nếu khéo làm, việc đó hoàn toàn có thể thành công. Giống như một số quốc gia có thể tự hào về nguồn tài nguyên của mình, thì Việt Nam cũng có thể tự hào rằng tài nguyên lớn nhất của chúng ta là nguồn nhân lực. Việt Nam có hơn 80 triệu dân trong đó trên một nửa dưới 30 tuổi, bây giờ liệt kê những nước có được yếu tố như vậy không phải dễ.

Bản thân nhân lực cũng chính là vị thế của chúng ta trong nền kinh thế thế giới nói chung. Bởi vì, đối với các nước khác, hiện ngành CNTT đi nhanh hơn các ngành khác, nên khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực cũng có phần hạn chế. Khi đó họ phải tìm nhân lực từ những nước khác.

Như những tài nguyên khoáng sản cách đây hàng trăm năm vẫn nằm ở dưới đất, nếu chúng ta không khai thác thì cũng có nước khác nhảy vào khai thác. Bây giờ, nguồn nhân lực cũng giống như nguồn khoáng sản vậy.

Trên thực tế hiện vẫn đang tồn tại nhiều bất cập, trong đó bất cập lớn nhất là khoảng cách lớn - cả chất lượng và số lượng - giữa đầu ra nói chung của đào tạo đại học hiện nay với nhu cầu của ngành công nghiệp CNTT. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Hiện tại nhân lực kể cả về mặt số lượng và chất lượng vẫn đang đi sau một bước so với nhu cầu của ngành. Trên thực tế có nhiều lý do khác nhau, nhưng một trong những lý do cơ bản là hệ thống đào tạo của ta vẫn mang những yếu tố đào tạo theo quan điểm kế hoạch hoá.

Như trường Đại học Bách khoa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Công nghiệp mỗi năm tuyển 300 sinh viên ngành CNTT. Trong quá trình học tập 300 sinh viên này được loại dần cho đến khi tốt nghiệp cũng chỉ còn khoảng 200 sinh viên. Với lượng sinh viên tốt nghiệp như vậy chỉ bằng lượng tuyển mới của một công ty phầm mềm quy mô nhỏ. Làm một phép tính đơn giản, một trường ĐH lớn chỉ đủ cung ứng nhân lực cho một công ty phầm mềm nhỏ. Giờ một công ty phầm mềm lớn cần 2.000 nhân viên mới, thì 10 trường ĐH gộp lại cũng không đủ.

Từ đây có thể thấy được sự chênh lệch, không khớp. Một bên có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, mỗi năm tăng trưởng từ 30-40%, còn một bên sự tăng trưởng trong năm chỉ có 10%.

Còn về chất lượng, định hướng đào tạo hiện nay vẫn mang tính chất hàm lâm, định hướng nghiên cứu, trong khi ngành CNTT lại mang tính chất ngành kinh tế kỹ thuật. Nói một cách chính xác hơn, chúng ta đang đào tạo nhân lực như đào tạo nhân lực cho một lĩnh vực hoạt động khoa học, trong khi ngành CNTT lại là một ngành kinh tế kỹ thuật.

Vậy giải pháp cho vấn đề này là như thế nào, thưa ông?

Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là phải đưa yếu tố thị trường vào đào tạo, bởi bản thân CNTT là một lĩnh vực kinh tế hoạt động trong thị trường nên chuyện đào tạo CNTT cũng phải theo cơ chế thị trường thì mới khớp được với nhau.

Thị trường bắt đầu từ chuyện quyền được học của người học như thế nào? dạy cái gì? học phí ra sao…? Mọi cái theo cơ chế thị trường, tất nhiên sẽ có khó khăn trong việc quản lý về mặt nhà nước, nhưng đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo một hành lang cộng với cơ chế quản lý kiểm soát đi kèm.

Thực ra khi nước ta bắt đầu trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới, thế mạnh là nguồn nhân lực. Thế nhưng, thực tế hiện tại cái mình mạnh đang là mạnh ở lao động phổ thông và nếu chỉ mạnh ở lao động phổ thông không thì không còn sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Khi mà nền kinh tế dịch chuyển sang ngành kinh tế công nghệ cao, cách thức giải quyết mà Thủ tướng đã chỉ đạo rất rõ ràng, là áp dụng cơ chế thị trường trong vấn đề đào tạo sau phổ thông, ít nhất là cho các ngành khoa học công nghệ và kinh tế.

Nhưng, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn là bài toán nan giải của các doanh nghiệp CNTT...

Có cái khó là như thế này, để có sinh viên ra trường thì phải mất thời gian 3-4 năm, trong khi đó doanh nghiệp có thể thành lập ngay. Đào tạo ĐH mỗi năm tốt nghiệp 1 lần, mà doanh nghiệp có thể tuyển quanh năm, đó là chưa nói tới chuyện số lượng mỗi trường, mỗi năm chỉ có số lượng hạn chế sinh viên tốt nghiệp. Hiện những công ty lớn đều phải làm việc với tất cả các trường để tìm nhân lực.

Ông nghĩ sao về quan hệ giữa doanh nghiệp và đơn vị đào tạo?

Trước tiên đó là quan hệ hữu cơ với nhau, về mặt nguyên tắc, đào tạo cũng giống như một hoạt động của doanh nghiệp.

Đầu ra của các cơ sở đào tạo là các doanh nghiệp, thì trách nhiệm của các cơ sở đào tạo phải làm thế nào để "sản phẩm" của mình làm ra phải được chấp nhận. Ngược lại bản thân các doanh nghiệp cũng không thể đứng ngoài cuộc, doanh nghiệp cũng phải tham gia trong khả năng mà doanh nghiệp có.

Doanh nghiệp phải phối hợp với cơ sở đào tạo để đặt ra được những yêu cầu của mình: sinh viên tốt nghiệp cần phải có những kiến thức như thế nào? Để có thể tham gia ngay vào các khâu làm việc của các doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện để cho sinh viên trong quá trình học thực tập rèn luyện thêm kỹ năng của mình. Doanh nghiệp cũng nên cử nhân viên của mình tham gia đào tạo cùng các cơ sở đào tạo và nếu như trong trường hợp cần thiết thì đầu tư để đào tạo.

Hiện tại ĐH FPT có bắt tay với doanh nghiệp nào không thưa ông? Nếu có thì mô hình của trường có khác gì với mô hình đào tạo truyền thống hiện nay?

Bản thân FPT là một doanh nghiệp và trong quá trình hoạt động cần phải hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp khác. Trên thực tế ĐH FPT mới chỉ thành lập có 18 tháng nhưng trong quá trình làm việc nhà trường thấy một điều rất rõ là việc FPT có Đại học FPT đang là một yếu tố rất quan trọng để các doanh nghiệp khác quyết định làm việc với FPT hay không.

Xuất phát từ một trường do doanh nghiệp đứng ra đầu tư chứ không phải một tổ chức xã hội hay dùng ngân sách của nhà nước để làm, mô hình của Đại học FPT là hướng tới mục tiêu cuối cùng chứ không phải hướng tới chuyện bằng cấp sau này. Nhưng tất nhiên vẫn phải theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo nội dung, tuân theo chuẩn, đủ trình độ, đủ khối lượng tri thức để cấp bằng ĐH theo tiêu chuẩn chung. Nhưng mục tiêu cuối cùng là trở thành thành viên trong nền kinh tế CNTT.

Ông có một lời khuyên nào cho các bạn trẻ Việt Nam yêu thích CNTT?

Trước tiên là phải định hướng được mục tiêu thật rõ, như sau 5 năm học sẽ làm gì, xa hơn nữa là 10 năm sẽ làm gì. Lúc đó sẽ quyết định được mình học cái gì chứ không đơn thuần từ những cái thích nhất thời. Ngoài ra cần những yếu tố khác như ngoại ngữ, cập nhật công nghệ và niềm say mê là những yếu tố cần thiết đối với các bạn trẻ yêu thích CNTT. Nếu biết nhiều ngoại ngữ thì càng tốt, nhưng ít nhất cũng phải thông thạo Anh ngữ. Công nghệ mỗi ngày mỗi mới, không trau dồi thì sẽ bị tụt lại phía sau. Còn niềm say mê, theo tôi là rất quan trọng, đã say mê thì những yếu tố khác tin chắc là nằm trong tầm tay. Cơ hội phía trước, các bạn trẻ hãy tự tin vào chính bản thân mình!

Xin cám ơn ông.

Ngọc Tuấn

(theo ICTnews)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Kỳ III: Kết quả giáo dục nằm ở hiệu quả kinh tế...Kỳ II: Mô hình ba cột trụ cho giáo dục phổ thông
Cần đoạn tuyệt với chủ nghĩa hình thức trong giáo dụcGS Hoàng Tụy - Kỳ III: Bỏ thi THPT thì đổi mới tuyển sinh ĐH-CĐ như thế nào?
GS Hoàng Tụy - Kỳ II: Thi tốt nghiệp THPT: Không cần thiết và nên bỏ!Giáo sư Hoàng Tụy - Kỳ I: Cần giải pháp đột phá trong học và thi ở THPT
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11