(Post 10/03/2010) "Bạn có muốn tôi cho bạn một công thức của sự thành công? Nó thực ra rất đơn giản. Nhân đôi tỷ lệ thất bại của bạn. Bạn nghĩ đến thất bại như là kẻ thù của sự thành công, nhưng nó không phải vậy. Bạn có thể nản lòng vì thất bại - hoặc bạn có thể học hỏi từ nó. Vì vậy hãy cứ bước tiếp và mắc những sai lầm. Làm tất cả những gì bạn có thể. Bởi vì, hãy nhớ rằng đó là nơi bạn tìm thấy thành công" - Tom Watson, người sáng lập ra IBM Thất bại. Chúng ta không thích nói về nó. Nhưng tất cả chúng ta đều lo lắng về nó. Chúng ta lo lắng về nó trong hiện tại: Tại sao tôi không làm tốt công việc của mình? Những đồng nghiệp có nghĩ rằng tôi đang làm mọi thứ rối lên không? Có phải sếp không hài lòng về tôi? Chúng ta lo lắng về nó trong quá khứ: Tại sao tôi không nói thẳng ý kiến của mình trong cuộc họp đó? Đó có phải là lỗi của tôi không khi tôi bị sa thải vào cuối năm? Nếu tôi không bỏ công việc đó 10 năm trước thì mọi việc đã sao rồi? Và chúng ta lo lắng về nó trong tương lai: Nếu tôi không hoàn thành công việc đúng thời gian thì sẽ thế nào? Liệu tôi có hoàn thành công việc mà không có một đồng tiền thưởng nào không? Tôi sắp bị sa thải ư? Gần đây tôi hay nói chuyện với những CEO trong dự án tôi đang thực hiện về việc phục hồi được sau những thất bại trong công việc. Tôi đã gặp những người mất đi hy vọng khi không được thăng tiến, những người bị tiêu tan tài sản khổng lồ bởi những vụ bê bối, gian dối kế toán, những người mất cuộc sống đầy đủ khi bố mẹ của họ phá sản, và thậm chí cả những người vì một sơ suất hoặc sai lầm nhỏ mà rơi vào tình trạng thất nghiệp và gần như tê liệt hoàn toàn. Trong tất cả những câu chuyện này, trong khi thất bại là có thể tránh được nhưng mối đe dọa chung là luôn có những nguyên nhân ngoài dự đoán, không ngờ khiến cho thất bại trở thành tất yếu, không thể ngăn chặn nổi. Có một người đàn ông đến gặp bác sĩ vì bị xe đâm trúng, tâm sự những mối lo lắng của mình về sự cạnh tranh trong công việc sản xuất kinh doanh và những ý đồ chính trị liên quan đến những nhà đầu tư. Đúng là ông quá mải mê suy nghĩ lo lắng mà không nhìn thấy chiếc xe đang lao về phía mình. Tôi cũng đã một lần mắc sai lầm trong việc quản lý và đẩy công ty của mình đến bờ phá sản. Tôi có một đối tác kinh doanh rượu (vốn rất lạ lẫm với tôi) và đặt trọn niềm tin của tôi vào người đó đã khiến tất cả chúng tôi thất bại. Trong trường hợp của tôi, "chỉ" có 200 người mất việc và tôi thì ngập đầu trong nợ nần. Có lúc tôi thấy mình đứng trên phố Manhattan, toàn thân bất động, cơ thể tôi di chuyển một cách miễn cưỡng. Chìm trong sự nghi ngờ về mỗi quyết định tôi từng đưa ra, tôi đã đứng bất động trong nửa giờ. Và đó là điểm khác giữa tôi và những CEO mà tôi từng nói chuyện. Đối mặt với những thất bại, họ vẫn hành động. Họ bỏ công việc xấu, tách khỏi những nhà đầu tư mà họ đã có mâu thuẫn, thoát ra khỏi lối mòn và quay trở lại làm việc. Họ đã phải chịu đựng những nghi ngờ và lo lắng nhiều như tôi từng chịu, nhưng họ kiên trì hơn. Đôi khi họ cũng thành công, nhưng đôi khi không. Tom Watson, người sáng lập ra IBM nói: "Bạn có muốn tôi cho bạn một công thức của sự thành công? Nó thực ra rất đơn giản. Nhân đôi tỷ lệ thất bại của bạn. Bạn nghĩ đến thất bại như là kẻ thù của sự thành công, nhưng nó không phải vậy. Bạn có thể nản lòng vì thất bại - hoặc bạn có thể học hỏi từ nó. Vì vậy hãy cứ bước tiếp và mắc những sai lầm. Làm tất cả những gì bạn có thể. Bởi vì, hãy nhớ rằng đó là nơi bạn tìm thấy thành công". Dưới đây là một cách khác để nghĩ về thất bại. Khi tôi cố gắng sửa nhà vệ sinh và nước bắt đầu trào ra. Người quản lý tòa nhà nhìn tôi, nhận xét: - "Anh có biết sự khác nhau giữa một thợ hàn chuyên nghiệp và một thợ hàn nghiệp dư?" - "Không", tôi vừa nói vừa cuống lên tìm cái khăn lau. - "Người chuyên nghiệp cũng mắc nhiều sai lầm như người nghiệp dư", ông ta nói, dùng cờ-lê vặn mạnh vào van chính và dòng nước thôi chảy, "Sự khác biệt là, người chuyên nghiệp sửa sai lầm nhanh hơn". David Silverman - Harvard Business Publishing Nguyễn Tuyến (dịch) - Tuần Việt Nam |