Đại học có phải là con đường duy nhất?  
 

(Post 01/09/2011) "Thế mà tôi rớt đại học. Trong khi đó, chị kế tôi ngay trong năm đầu đã đậu đến ba trường đại học. Ba tôi cứ nói mãi với tôi về trách nhiệm và bổn phận làm con, nhắc nhở tôi phải chăm học, cứ nói mãi, nói mãi... Ba không la mắng tôi, mà chỉ nói với giọng rất buồn. Ba không biết rằng cứ mỗi lần ông nói là tối đó tôi nằm khóc, khóc sưng cả mắt. Nhiều lúc ba đang nói, tôi chỉ muốn hét lên, tung hê tất cả... Tôi muốn nói với ba rằng thà là giết con đi để con thanh thản..."

Học đại học để trở thành kỹ sư, bác sĩ hay cử nhân. Mới chỉ cần nghe danh đã thấy oai, rồi đó là chưa kể có người có niềm tin rằng đến khi có tấm bằng đại học trong tay thì dù sớm hay muộn họ cũng sẽ kiếm được một công việc ổn định để tạo dựng cuộc sống. Thế nhưng con đường đó có trải đầy nhung lụa không thì chỉ những người đã và đang trải qua mới có thể hiểu được.

Rớt đại học - đường đời hết lối?

Dò đến lần thứ ba danh sách trúng tuyển ĐH vẫn không thấy tên mình, N.P. - vốn là HS Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) - đã hoảng loạn đến thẫn thờ. Chân đưa lối, N.P. bỏ nhà ra đi. Tối khuya chờ mãi không thấy con về, gia đình N.P. cuống cuồng chia nhau đến các bệnh viện, gọi điện thoại đến tất cả người thân quen nhưng vẫn bặt vô âm tín.

Bạn Nguyễn Phúc Minh, ở Tiền Giang, thì không giấu giếm: Rớt đại học! Một cái tin không hay, không mới và cũng không có gì đáng ngạc nhiên đối với tôi - một đứa học trung bình... Trước đó, đi thi đại học về, ba tôi hỏi: “Nhắm đậu không?”. Tôi bình thản trả lời: “Chắc rớt rồi!”. Ba tôi nói không rõ an ủi hay trách mắng: “Con của ba đi thi đừng nói chuyện rớt! Không đậu đại học Quốc gia như anh chị thì cũng phải đậu Dân lập!”. Và bây giờ, 8 điểm thì không thể vào bất kỳ trường đại học, Cao đẳng nào cả.

“Lần đầu người bạn này thi đại học, thiếu điểm, gia đình động viên, tạo điều kiện cho học lại. Lần thứ hai vẫn không đậu nhưng bạn ấy vẫn muốn theo đuổi đến cùng. Đến năm thứ ba, gia đình đã dồn bao nhiêu công sức, hi vọng nhưng người bạn này vẫn không đủ điểm để vào giảng đường. Hoang mang cùng cực, cuối cùng bạn ấy đã tự tử vì thất vọng và không chịu đựng nổi sự trách móc của gia đình...” - Đó là câu chuyện đau lòng mà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai kể trong lần nói chuyện với các bạn học sinh phổ thông tại Báo Tuyển Sinh

"Thế mà tôi rớt đại học. Trong khi đó, chị kế tôi ngay trong năm đầu đã đậu đến ba trường đại học. Ba tôi cứ nói mãi với tôi về trách nhiệm và bổn phận làm con, nhắc nhở tôi phải chăm học, cứ nói mãi, nói mãi... Ba không la mắng tôi, mà chỉ nói với giọng rất buồn. Ba không biết rằng cứ mỗi lần ông nói là tối đó tôi nằm khóc, khóc sưng cả mắt. Nhiều lúc ba đang nói, tôi chỉ muốn hét lên, tung hê tất cả... Tôi muốn nói với ba rằng thà là giết con đi để con thanh thản. Và tôi thi đại học lần 2! Ngày có điểm chuẩn, tôi đã chuẩn bị “thư tuyệt mệnh” cho mình (vì nhẩm tính mình không đủ điểm). Nhưng tối hôm đó, nhỏ bạn thân gọi điện báo tôi đã đậu. Tôi đã hét lên thật lớn và cả nhà vui mừng. Vậy mà sáng hôm sau đọc báo lại không thấy tên. (thật ra tôi cũng đậu ĐH nhưng không phải trường mà gia đình mong đợi). Nhưng rồi tôi cũng đậu vào trường ĐH đó nhưng là (nguyện vọng 2). Ba tôi cũng không mấy hài lòng và tôi luôn mặc cảm là sinh viên hạng 2. Tôi cứ học, cứ học mà không biết đâu là phương hướng, mục đích." (P.T.H TP.HCM)

"Chúng tôi không tự nhiên ôm khư khư cái quan niệm đại học là con đường duy nhất, càng không thể vô tình mà bị tiêm nhiễm cái quan niệm “rớt đại học - đường đời hết lối”. Chúng tôi chỉ là những kết quả tất yếu, không có lối đi khác của những suy nghĩ, cái nhìn của cả một dư luận xã hội chung, bắt đầu từ chính gia đình, mái trường. Khi nào vẫn còn những cái nhìn đó, tôi tin những bạn trẻ dũng cảm chọn một lối đi khác ngoài đại học vẫn là con số hiếm hoi..." (Dương Thị Bảo Thủy - KHXH&NV TP.HCM)

Những câu chuyện trên đọc vào có đau lòng không hả các bạn trẻ? Sau những mùa thi, sẽ có vô số sĩ tử sống trong chán chường, thất vọng vì không vào được đại học. Các báo đã từng đưa tin có người tuyệt vọng đã tự tử. Hầu như không có năm nào không xảy ra những chuyện đáng tiếc đó. Có bao giờ các bạn hay những bậc phụ huynh tự hỏi: "Tại sao đại học phải trở thành con đường độc đạo duy nhất trong suy nghĩ của mỗi người sau khi hoàn tất 12 năm đèn sách?”. Thật sự có mấy ai nghĩ được: "Đại học không phải là con đường duy nhất..."

Vì sao phải vào đại học?

- Trả lời câu này, có lẽ có rất nhiều lý do. Nhưng cái lý do chính là vì "Phải thế, phải vào đại học thì sau này mới có tương lai".

Thật ra, có rất nhiều người thành công không từ con đường đại học. Đại học, chỉ là một bước đệm cho ta đi lên trên nấc thang thành công của cuộc sống. Nhưng vì lối quan niệm như thế, rất nhiều bạn trẻ đã làm đủ mọi cách, học đủ mọi nơi để tìm cách có chân trong giảng đường đại học.

Dạo một vòng quanh Yahoo !360 trong những mùa ôn thi như tháng này, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những câu than thở đầy tuyệt vọng: "Bài nhiều quá, phải cố lên, cố lên.." hay "Làm sao để vào được đại học..?".

Với những bạn có học lực khá giỏi, có lẽ việc đậu vào một trường đại học không có gì khó, nhưng đối với những học sinh trung bình, thì đó quả thật là một vấn đề!

Tuy nhiên, dù biết rằng mình không hề có đủ khả năng để thi vào đại học, nhưng các bạn ấy vẫn cứ nhắm mắt đưa chân chọn con đường này. Bởi vì, những bạn ấy không đủ can đảm bước đi một con đường khác.

Bạn M.N (THPT Phan Đăng Lưu) đã tâm sự: "Dù biết là có rất nhiều con đường để đến thành công nhưng điều đó chỉ chiếm phần trăm rất nhỏ và mình không phải là đứa có thể làm được kỳ tích đấy, thôi thì chỉ biết cố gắng thi vào đại học!"

Quan niệm của N cũng là quan niệm của rất nhiều teen 12. Không đủ tự tin, không đủ nghị lực để bước đi những con đường dành cho mình, đó là những sai lầm mà nhiều teen đang mắc phải.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Không chỉ bị tác động bởi quan niệm xã hội, mà còn từ quan niệm và áp lực của chính gia đình.

B.C (THPT Thanh Đa) nói: "Chị mình học rất giỏi, đậu vào một trường đại học loại top. Bây giờ đến lượt mình, ba mẹ cũng trông chờ mình y như thế. Ba mẹ luôn bảo rằng: "Lúc nào ba mẹ cũng tin tưởng ở con". Nhưng thà không phải là như thế còn sướng hơn, chả lẽ được ba mẹ đặt niềm tin mà mình lại làm họ thất vọng?. Mình không muốn thế. Chị mình bảo luôn phải khắt khe với chính mình thì mới thành công được, nhưng nhiều lúc mình không thể, mình cho phép dễ dãi với chính mình, để rồi thấy tiếc thời gian mình đã bỏ phí. Làm thế nào để khắt khe với chính mình?"

Sợ bị chê cười, sợ làm cho người thân thất vọng. Những suy nghĩ trên đã khiến không ít teen liều mình "thi đại cho rồi, thi một năm, hai năm rồi cũng phải đậu thôi" - đó là suy nghĩ của bạn T.H (trường Nguyễn Thị Diệu).

Thậm chí, cái mác "đại học" còn ám ảnh nhiều bạn đến mức đã đậu vào một trường cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp, năm sau vẫn khăn gói đi thi đại học. Bởi vì "Nghe người ta hỏi mình học cái gì, mở miệng ra nói trung học chuyên nghiệp/cao đẳng thấy nhục nhã lắm. Mà người ta cũng khinh mình hay sao ấy, không chịu được" - M.T (Cao đẳng Công nghệ Dệt may) nói.

Quả thật vậy, vì xã hội quan niệm "đại học là hàng đầu" nên rất nhiều bạn trẻ có cái nhìn khinh thường đối với những văn bằng thấp hơn đại học. Nhưng liệu các bạn có biết, cái giá trị của thành công là những gì ta đạt được, chứ không phải là từ những ta học được. Dù bạn học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay thậm chí là chẳng học gì sau 12 năm phổ thông đi chăng nữa, thì chỉ cần bạn có tinh thần học hỏi, có ý chí cầu tiến và có quyết tâm làm đến cùng, thì bạn sẽ thành công.

Hãy nghe ý kiến của bạn Nguyễn Hoàng Nhất Linh - cựu sinh viên FPT-Aptech: "Với không ít người hiện nay, đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp còn tôi lại không nghĩ như thế. Cuộc sống không có con đường nào là đường cùng và cũng không chỉ có một con đường duy nhất để có thể dẫn lối ta đi. Đại học giúp chúng ta có kiến thức cơ bản nhưng thực sự chúng ta vẫn “học” nhiều hơn là “hành” trong khi ở trong môi trường đào tạo của FPT Aptech hai yếu tố đó lại được dung hòa rất tốt và nó đã giúp ích rất nhiều cho các sinh viên sau này ra làm việc trong thực tế."

Nếu Đại Học là con đường duy nhất và mỗi năm chỉ được 10% học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học vào đại học thì còn lại 90% hết đường đi rồi. Ở đâu thì Thu không rõ, chứ ở Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp họ đánh giá nhân viên dựa trên năng lực chứ không dựa trên bằng cấp. Điều quan trọng là KHÔNG NGỪNG HỌC HỎI THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG. Chứ có bằng cấp mà hông làm được việc gì thì ai mà mướn ;)

Lê Trung Thu

Năm nay em được 18 tuổi, em vừa đậu trường ĐH nhưng em nghĩ như thế này không biết các anh chị có ý kiến gì không. Hiện nay tất cả các công ty nào cũng cần cho mình những nhân viên giỏi có bằng cấp, có năng lực lẫn phẩm chất, điều đó là một điều tất nhiên. Nhưng theo em 1 người không có bằng cấp gì thì cũng vẫn làm được những việc mà những người có bằng cấp vậy, thậm chí còn có thể làm tốt hơn ,em ví dụ như Bill Gates ông ấy là tỉ phú nhưng trong tay không có cái bằng ĐH đó thôi. Sau khi em đậu ĐH xong em đã có ý định nghĩ học để ra đi làm nhưng sau khi nghĩ lại thì thấy mình vẫn chưa có một ngành nghề nào sao có thể đi làm được vì vậy em đã tiếp tục đi học và sẽ cố gắng học tập, sau này khi ra trường mình nắm trong tay 1 cái nghề thì mình có thể đi làm được. Vì vậy việc chúng ta nắm trong tay cái bằng ĐH hoặc CĐ hoặc TCCN và 1 cái nghề nào đó thì ta sẽ không bao giờ bị thất nghiệp.

Nguyễn Huy

Tôi cũng đã từng thi đại học, cũng từng mơ ước thành người tài,... và cũng một lần viết thư tuyệt mệnh. Đơn giản là vì tôi không làm được những gì ba mẹ tôi mong muốn. Tôi mặc cảm với bạn bè, thất vọng với cuộc đời... Một đêm trước khi tôi hành động ngu dốt, bất chợt tôi nghĩ "Đường đời đâu chỉ duy nhất là đại học, tôi không đi được con đường này nhưng tôi sẽ đi bằng con đường khác, miễn là con đường tôi đi cũng có 1 mục đích là làm việc và giúp ích cho xã hội." Giờ đây, sau 4 năm mày mò, tôi đã thành công ngoài những gì tôi mong đợi. Tôi đủ tự tin để đứng vững trong xã hội mà trong tay không hề có bằng đại học. Nói như vậy không phải vì tôi không học đại học mà tôi nói như vậy, có bằng đại học hay không còn tùy thuộc vào những gì mình làm đươc cho xã hội, chứ không phải có bằng đại học là có được tất cả. Hiện nay sinh viên thất nghiệp là vấn đề phổ biến của cả đất nước, chúng ta thử so sánh giữa những người đi học đại học và những nguời chọn ngành nghề khác xem thành phần nào bị thất nghiệp nhiều hơn?? ĐẠI HỌC LÀ MỘT CON ĐƯỜNG BÊN CẠNH RẤT NHIỀU CON ĐƯỜNG!

Nguyễn Hoàng Vũ

Như Tâm tổng hợp
(theo Hiếu Học)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Khi cánh cửa Đại học đóng lạiTại sao phải chết khi không thi đậu Đại học?
Nên chọn nghề theo sở thích hay theo quyết định của cha mẹ?Làm gì khi không đỗ đại học???
Muôn kiểu “hành xác” của teen vì không đỗ đại họcViết cho các bạn trẻ thi rớt Đại học: Một góc nhìn khác về bằng cấp
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11