Giải bài toán khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao  
 

(Post 23/11/2011) Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng phát triển bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay đang rất khan hiếm.

Học viên học nghề (Ảnh minh họa)

Tại Ngày hội Nhân sự Việt Nam 2011 tổ chức vừa qua tại Tp. Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia đầu ngành về nhân lực và kinh tế tiếp tục cảnh báo về sự khan hiểm nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường Tp. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011-2015, nhu cầu lao động đã qua đào tạo sẽ chiếm đến 65% tổng cầu lao động trong nền kinh tế toàn thành phố.

Theo bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ngày hội Nhân sự Việt Nam 2011, sự hội nhập quốc tế sâu rộng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy và cách thức quản trị, trong đó có công tác quản trị nhân sự là then chốt. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đó cũng là một trong 3 đột phá mà Việt Nam sẽ phải thực hiện trong thời gian tới.

Theo TS. Đinh Sơn Tùng - Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh, đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng hội đủ những yếu tố cần thiết, chính là lực lượng cốt lõi để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế bến vững.

Lâu nay chúng ta vẫn chỉ phát triển kinh tế theo chiều rộng, nhưng yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển theo chiều sâu. Vậy lực lượng lao động cũng cần được nâng cao về chuyên môn, kỹ năng giỏi, tác phong đạo đức tốt và khả năng tư duy sáng tạo nhạy bén.

TS. Lê Chí Hiếu - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP phát triển nhà Thủ Đức - cho rằng, trong tổng số 20,1 triệu lượt người đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lượt lao động đang làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh (tính đến cuối năm 2010), thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cấp.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Nhân lực được đào tạo các bậc hàng năm đều tăng, nhưng lao động có chất lượng cao vẫn rất thiếu so với nhu cầu xã hội. Dự báo những lĩnh vực hiện nay đang thiếu và sẽ thu hút nhiều nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới là: Kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo... và dầu khí.

Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Tp. Hồ Chí Minh thì mới có khoảng 50% lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trong tổng số lao động đang làm việc tại các thành phần kinh tế của thành phố.

TS. Lê Quân, Trưởng ban tổ chức Ngày Nhân sự Việt Nam 2011, Chủ tịch Hội đồng quản trị EduViet cho biết, trên 30% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự, trong khi phải cần từ 1 đến 4 tháng mới có thể tuyển được chỉ tiêu.

Bà Trần Thị Tuyết, Giảng viên Đại học La Trobe kiêm giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội phản ánh, trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao sinh viên mới tốt nghiệp đại học đang tìm không ra việc làm thì các doanh nghiệp cũng kêu ca về khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

Cung và cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam vẫn chưa tìm được hướng đi chung. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về nhà trường vì các trường đại học công hiện đang quá tải, còn các trường tư lại trong tình trạng kém cỏi. Ngay cả doanh nghiệp là người sử dụng nhân lực cũng rất ít khi tham gia trực tiếp vào các khâu tổ chức, đào tạo nhân lực. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, cơ chế xin cho vẫn còn len lỏi trong các doanh nghiệp và hình thành nên thái độ xem thường nhân tài.

Để tháo gỡ bài toàn thiếu nhân lực chất lượng cao, ngoài việc nhấn mạnh công tác đào tạo của nhà trường và sự tham gia của doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng cần có một chính sách tiền lương, tiền thưởng minh bạch, công bằng và hấp dẫn mới có thể thu hút cũng như giữ chân người lao động.

Dân số Việt Nam đã mở ra “Cửa sổ dư lợi nhân khẩu học” hay thường gọi là "Cơ cấu dân số vàng". Đây cũng là giai đoạn liên quan mật thiết đến Chương trình Nâng cao chất lượng dân số - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia. Theo phân tích và nhận định của các nhà nhân khẩu học kinh tế trong và ngoài nước, cửa sổ cơ hội nhân khẩu học được mở ra cho một quốc gia là giai đoạn khi tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi ít hơn 30% và tỷ trọng người già từ 65 tuổi trở lên ít hơn 15% trong tổng dân số.

T.K - tổng hợp
(theo báo Công Lý)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Steve Jobs 'khác thường' cả trong việc tuyển ngườiChàng trai Việt ở Google
“Thầy” học làm... thợ 9X mơ ước trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam
Thuở “hàn vi” của các hãng công nghệ nổi tiếngDzung T. Bui: Người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11