(Post 12/04/2006) Việc mở rộng công tác tuyển
sinh ĐH đã khiến cho SV ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn. "Bảng
xếp hạng" ngành đắt giá thường xuyên thay đổi, tâm lý tìm việc của
nhiều SV đã thực tế hơn, và đặc biệt là hiện tượng đua nhau thi công chức
để tìm chỗ ổn định lâu dài. Ghi nhận của cộng tác viên VietNamNet từ Bắc
Kinh về mối quan tâm nóng hổi của ít nhất hơn 4 triệu SV vừa tốt nghiệp
ở đất nước rộng lớn này.
Đông nghẹt
SV tốt nghiệp tại hội chợ việc làm Cát Lâm |
|
Sau Tết, các hội chợ tìm việc làm liên tục mở ra để SV
và các đơn vị tuyển dụng tìm hiểu lẫn nhau.Vài năm gần đây, lượng SV tốt
nghiệp của TQ không ngừng tăng nhanh, đặc biệt là từ năm 2003 – năm bắt
đầu có lượng SV tốt nghiệp đông do việc mở rộng tuyển sinh ĐH.
Đến đầu tháng 9/2004, trong số 2,8 triệu SV tốt nghiệp
của năm, mới chỉ có 2,04 triệu người tìm được việc làm. Năm nay, Trung
Quốc có hơn 4,1 triệu SV tốt nghiệp cần tìm việc làm - tăng 750.000 so
với năm 2005.
Không chỉ phải cạnh tranh với đồng môn, những người nông
dân ra thành phố tìm việc và những người thất nghiệp cần tìm việc cũng
là đối thủ khá nặng ký của SV trên con đường tìm kiếm việc làm.
Ngành đắt giá
Nếu dựa vào tiêu chí lương bổng để đánh giá mức độ đắt
giá thì ngành tự động hóa giữ vị trí số 1 trong năm 2005.
Theo thống kê về tình hình xin việc của SV Trung Quốc,
năm 2005, trong số các SV tốt nghiệp thì ngành tự động hóa có mức lương
cao nhất: 2.750 Nhân dân tệ (khoảng 5,5 triệu VNĐ); đứng thứ hai là ngành
báo chí truyền thông: 2.600 NDT; thứ ba là ngành kinh tế, ngoại thương:
2.550 NDT.
Trước đó, hai ngành được công nhận là đắt giá nhất gồm
quản lí: 2.200 NDT và vi tính: 2.000 NDT.
Trước năm 2003, các SV tốt nghiệp ngành luật được ưa
chuộng nhất. Đến năm 2005, hình bóng của các SV luật đã không còn xuất
hiện trong 8 chuyên ngành đắt giá nhất nữa.
Vậy thì năm 2006, ngành nghề nào sẽ trở thành "đứa
con cưng" của thị trường lao động Trung Quốc? Theo điều tra của Trung
tâm nghiên cứu việc làm của trường ĐH Nhân dân Trung Quốc, nhu cầu lớn
nhất của thị trường sẽ bao gồm các ngành: thông tin, kinh tế ngoại thương,
sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng, tài chính, giáo dục, phục vụ xã hội,
y dược và chăm sóc sức khỏe.
Tại các hội chợ việc làm ở những vùng có nền kinh tế
phát triển nhất Trung Quốc như Thượng Hải, Chiết Giang, 5 ngành thuộc
lĩnh vực tự nhiên được coi trọng nhất là: điện tử IT, sản xuất công nghiệp,
xây dựng, công nghệ sinh học và bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong
đó, ngành điện tử, IT là lạc quan nhất; những ngành thuộc lĩnh vực xã
hội được ưa chuộng hơn cả gồm: Marketting, kinh tế tài chính và mậu dịch
lưu thông hàng hóa.
Hội chợ việc làm Thiên Tân |
|
Tâm lí tìm việc: Ngày càng thực tế
Hai trường ĐH Thanh Hoa và Bắc Kinh đã lần lượt tổ chức
buổi hội chợ việc làm dành cho SV chuẩn bị tốt nghiệp. SV của ĐH Thanh
Hoa và ĐH Bắc Kinh vốn được coi là " con cưng" của thị trường
việc làm của TQ bởi đây là hai trường nổi tiếng nhất TQ. Thế nhưng, sự
" từ tốn" của họ trong hội chợ lần này đã khiến cho các công
ty tuyển dụng phải ngạc nhiên. Có thể là do sự khốc liệt trong cạnh tranh
đã khiến các "con cưng" phải bỏ vẻ " kiêu ngạo" vốn
có để tìm một công việc phù hợp với mình. Lương tháng đạt tới 2.500 NDT
( tương ứng 5 triệu VNĐ ) là mức mà SV 2 trường này có thể chấp nhận.
ĐH Bắc Kinh năm nay có khoảng một vạn SV tốt nghiệp.
Trừ đi lượng SV học tiếp lên cao học, NCS, du học, dự tính sẽ có khoảng
gần một nửa cần việc làm.
Trước một toà soạn báo ngoại tỉnh cần tuyển người, một
SV nữ đang rất nhiệt tình tìm hiểu. Khi nhân viên tuyển dụng đưa ra mức
lương là 3.000 NDT ( khoảng 6 triệu VNĐ), chỗ ăn ở tự lo, SV này liền
chấp nhận ngay. Cô nữ sinh này cho biết, thực ra, mức lương mà mình có
thể chấp nhận là 2.500 NDT ( khoảng 5 triệu VNĐ).
Qua tìm hiểu,được biết,cô chuẩn bị tốt nghiệp khoa quan
hệ quốc tế trường ĐH Bắc Kinh; không thích ở lại thủ đô làm việc và cũng
không mơ mộng một công việc lương quá cao: "Chỉ cần được làm một
công việc mình thích và cuộc sống thoải mái một chút là tôi có thể chấp
nhận được".
Qua tìm hiểu, có một thực tế, mức lương khởi điểm của
người tốt nghiệp ĐH và tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ chênh nhau không nhiều.
Hiểu được sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường việc làm nên gần như
không có SV đưa ra yêu cầu quá cao về lương bổng, điều kiện làm việc.
Các nhà tuyển dụng khi lựa chọn nhân tài cũng tỏ ra thực tế hơn, không
còn xuất hiện những chiêu bài "lương một năm cao tới hàng triệu NDT"
nữa.
Để giúp SV tốt nghiệp nhanh chóng tìm được việc, các
học viện và các khoa trong trường ĐH Bắc Kinh đã cung cấp cho SV nhiều
thông tin.
ĐH Bắc Kinh đã tận dụng trang web của trường để liên
hệ với các đơn vị tuyển dụng ở những nơi xa xôi, kém phát triển như Tây
Tạng và Hồ Nam, kêu gọi SV tốt nghiệp đi làm việc ở những nơi xa xôi,
hẻo lánh, thiếu nhân tài.
Theo tìm hiểu, ĐH Bắc Kinh năm nay, sẽ có không ít SV
đi làm việc ở khu vưc miền Tây. Phương Vĩ, Phó chủ nhiệm trung tâm hướng
dẫn tìm việc làm của trường còn cho biết trường sẽ liên hệ với nhiều đn
vị tuyển dụng trọng điểm của TQ để giúp SV có nhiều cơ hội tìm được việc
làm.
Tận
dụng internet |
Kết quả một cuộc điều tra
mới đây cho thấy, lượng SV trực tiếp tham gia hội chợ tuyển dụng
để tìm kiếm việc làm chưa đầy 10%. Tại trường ĐH Nhân Dân Trung
Quốc (Bắc Kinh) có tới 70% số SV tìm việc làm qua mạng. Nguyên nhân
chính là do tìm việc qua mạng sẽ tiết kiệm được nhiều tiền của và
thời gian cho cả nhà tuyển dụng và SV. Trên mạng, lượng thông tin
về đơn vị tuyển dụng rất đầy đủ, còn SV một lúc có thể nộp hồ sơ
đăng ký cho mấy chục đơn vị tuyển dụng mà không phải trực tiếp đi
tới tận nơi. |
Đua nhau thi viên chức- một lựa chọn ổn định
lâu dài
Tìm việc khó, cạnh tranh khốc liệt, chính vì vậy một
công việc ổn định và có thu nhập cao vốn là niềm m ước đầu tiên của sinh
viên Trung Quốc. Công việc "đáng giá ngàn vàng" nhất chắc chắn
phi kể đến viên chức nhà nước.
Thống kê cho thấy, năm 2006, số SV đăng kí tham gia dự
thi kì thi sát hạch tuyển viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
nhà nước đạt mức kỉ lục - lên tới 1 triệu - tăng gần 100% so với năm ngoái,
tỉ lệ "chọi" là 50 "chọi" 1, trong khi năm ngoái chỉ
có 30 "chọi" 1.
Dường như SV Trung Quốc sau khi tốt nghiệp đa số đều
chọn con đường thi vào làm viên chức nhà nước. Một nghiên cứu sinh tốt
nghiệp năm 2006 của trường ĐH Bắc Kinh cho biết: "Cả lớp chúng tôi
đều tham gia thi tuyển viên chức nhà nước". Tại trường ĐH Nhân Dân,
chuyện cả lớp cùng đăng kí thi tuyển viên chức nhà nước không còn gì mới
mẻ. Có thể cả chục SV cùng lớp "đụng" nhau chan chát trong một
buổi thi tuyển.
Tại hội chợ việc làm của trường ĐH Nhân Dân Trung Quốc
( Bắc Kinh ), SV chủ yếu muốn chọn cơ quan nhà nước, hi vọng từ đó có
thể giải quyết được vấn đề hộ khẩu. Điều quan tâm nhất của SV chuẩn bị
tốt nghiệp là có thể giải quyết được vấn đề hộ khẩu hay không bởi vấn
đề này liên quan mật thiết đến việc mua nhà, học hành của con cái trong
tương lai.
Phí Hi- một nam SV ăn mặc rất "chỉn chu" cho
tôi biết cậu ta đã phải bỏ ra 500 NDT ( khoảng 1 triệu VNĐ) để mua một
bộ com lê và cà vạt nhằm gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Một SV nam khác
cho biết mình đã phải dậy rất sớm để gội đầu, là quần áo. " Phải
tân trang, trung đại tu khá lâu mới xong, ấn tượng ban đầu là cực kỳ quan
trọng mà!"
Thi cao học hoặc nghiên cứu sinh: "Mốt"
Ngoài việc thi tuyển viên chức nhà nước ra, thi cao học
hay NCS tiến sĩ cũng đang trở thành mốt của SV Trung Quốc. Theo thống
kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2006, có 1.275.000 SV đăng kí dự thi
sau ĐH – tăng 9% so với năm 2005.
Năm 2001, con số này chỉ là 460.000 người, chỉ trong
vòng 4 năm, số SV đăng kí thi cao học hay nghiên cứu sinh tăng lên hơn
800.000 người. Ngoài ra, số người lựa chọn con đường du học cũng tăng
dần lên.
Các con đường khác
Theo thống kê đến thời điểm tháng 7/2005 của Bộ Giáo
dục Trung Quốc, năm 2004 có 2,02% SV vào làm việc ở cơ quan nhà nước,
15,75% làm việc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, 11,01% tiếp tục học
lên cao, còn số đi làm ở công ty liên doanh, công ty tư nhân lên tới 23,14%.
Ngoài các lựa chọn nói trên, một hình thức tìm việc mới
được các SV lựa chọn đó là làm SV tình nguyện. Để khuyến khích các SV
đến làm việc, lập nghiệp ở các khu vực kinh tế kém phát triển như nông
thôn, vùng Tây Bắc...Chính phủ Trung Quốc đã quy định các SV tình nguyện
này khi đăng kí dự thi cao học hay nghiên cứu sinh có thể được cộng điểm,
tham gia kì thi viên chức nhà nước cũng được cộng điểm, bảo lưu hộ khẩu
của SV tại các thành phố mà trường ĐH của các SV đóng ở đó.
Một điều tra mới nhất về tình hình tìm việc của SVTrung
Quốc cho thấy, mức lương trung bình mà họ yêu cầu là 2.098 NDT (khoảng
4 triệu NDT); còn mức lương tối thiểu mà SV mới tốt nghiệp ra trường có
thể chấp nhận là 1.000 NDT (khoảng 2 triệu VNĐ). 46% SV cho biết, nếu
mức lương thấp dưới 1.000 NDT, họ thà ở nhà còn hơn. Cùng với đó, có hơn
70% các công ty phản ánh rằng SV tốt nghiệp năm 2005 trình độ rất bình
thường, không có gì lấy làm xuất sắc trong công việc, 30% các công ty
nhấn mạnh nếu không tìm được nhân viên vừa ý thì họ thà để trống vị trí
cần tuyển dụng.
Để giảm áp lực trong việc tìm việc làm của SV chuẩn bị
tốt nghiệp, Uỷ ban phát triển cải cách Trung Quốc và Bộ Giáo dục Trung
Quốc đã phối hợp tổ chức hoạt động "100 ngày tuyển dụng qua mạng
của các công ty vừa và nhỏ năm 2005". Quan chức hi vọng rằng các
công ty, xí nghiệp vừa và nhỏ của TQ sẽ phát huy được tác dụng trong việc
giải quyết việc làm cho SV mới tốt nghiệp.
Thành Nam (từ Bắc Kinh)
(theo VietNamNet) |