(Post 05/04/2006) Việt Nam hiện là một trong
22 nước có số lượng sinh viên đông nhất thế giới. Chúng ta xếp ở vị trí
đầu tiên trong bảng xếp hạng Đông Nam Á về chỉ số giáo dục và trí tuệ.
Năm 2005 là một năm nhìn lại để lạc quan và hi vọng.
Việt Nam
đứng ở vị trí đầu tiên trong Bảng xếp hạng Đông Nam Á về chỉ số
giáo dục - trí tuệ. (Ảnh: Tiền phong) |
|
Trí tuệ Việt Nam - Đáng tự hào!
Theo đánh giá của UNESCO, Việt Nam xếp hạng thứ 64 toàn
cầu về chỉ tiêu giáo dục, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, cao hơn Indonesia
(65), Philiipines (70).
Chúng ta vẫn thường tự hào về trí tuệ VN trong các cuộc
thi của khu vực và thế giới. Đội tuyển Olympic Vật lý quốc tế lần thứ
36 tại Tây Ban Nha đã đem về 1 HCV, 2HCB và 1 HCĐ. Trong kỳ thi Olympic
Hoá học quốc tế năm 2005 vị trí của những tài năng trẻ VN là thứ 2, đứng
sau Hàn Quốc. Tại kỳ thi này chúng ta có 3 HCV và 1 HCB xếp trên các nước
Nga, Đài Loan, Iran và Arzerbaijan.
Việt Nam sẽ trở thành nước đăng cai kỳ thi Olympic Toán
quốc tế vào năm 2007 và Olympic Vật lý quốc tế vào năm 2008. Điều đặc
biệt của năm 2005 thuộc về đội Olympic Sinh học Việt Nam với sự tiến bộ
đặc biệt khi đã cải thiện được vị trí xếp hạng của trí tuệ trẻ VN ở sân
đấu này. Sau kì thi ở Bắc Kinh các bạn trẻ đã đem về 1 HCB và 3 HCĐ (năm
2004 chúng ta không có tấm huy chương nào của môn này).
Lao động trẻ, tay nghề cao
Nước ta là một nước có dân số trẻ, với tỷ lệ sinh viên
rất cao, do đó tỷ lệ thất nghiệp cũng cần được quan tâm. Nhưng một tín
hiệu đáng mừng cho thấy giới trẻ Việt Nam có tay nghề cao, cũng như khả
năng lao động, học vấn và môi trưòng lao động tốt nhất, Việt Nam hiện
đang đứng thứ 12/177 nước, thậm chí còn ở vị trí cao trong bảng xếp hạng
các nước Châu Á có tỷ lệ thất nghiệp ít nhất.
Trong báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thế
giới WB và công ty tài chính Quốc tế (IFC), Việt Nam đuợc xếp vào nhóm
12 quốc gia có tốc độ cải cách nhanh nhất trong tổng số 150 nước.
Bắt kịp tốc độ phát triển của CNTT
Trên thế giới, tốc độ bắt kịp sự phát triển của công
nghệ trên thế giới của giới trẻ là rất nhanh và theo đánh giá của EMS,
Việt Nam và Thái Lan là 2 trong số những nước có tốc độ sử dụng Internet
phát triển nhanh nhất ở Châu Á.
Theo FOI (chỉ số tiềm năng về chỉ tiêu gia công phần
mềm năm 2005) thì Việt Nam đứng thứ 17/30 nước với những đánh giá cao
về nguồn nhân lực trẻ và chính sách công nghệ phần mềm của Chính phủ.
Tỷ lệ cân bằng giới tính ổn định
Giới trẻ Việt Nam luôn chiếm một số lượng đông đảo trong
tổng số dân của cả nước (hơn 60%) vì vậy họ luôn giữ vai trò quyết định
trong việc tạo một vị thế trên bảng xếp hạng thế giới.
Theo kết quả mới nhất Việt Nam là một trong những nước
có sự cân bằng giới tính trong giới trẻ tương đối đồng đều (thứ 14/191).
Chúng ta không cần quá lo lắng như các chàng trai ở Bangladesh hoặc các
cô gái Nga về chuyện “nhập khẩu người yêu” hoặc mở rộng phong trào lấy
chồng lấy vợ ở nước ngoài.
Số lượng nữ giới tham gia vào các hoạt động xã hội, chính
trị ngày càng tăng và họ đang không ngừng nỗ lực khẳng định ưu thế của
mình. Theo thông tin từ “Women in National Parliment” Việt Nam là nước
đứng thứ hai trong khu vực Châu Á (sau Afghanistan), và thứ 19 trong tổng
số 187 nước có số lượng các bạn nữ tham gia quốc hội (nữ giới chiếm 27,3%).
Thách thức 2006
Bên cạnh những bảng xếp hạng lạc quan thì đất nước của
chúng ta vẫn còn đứng ở toa cuối trong nhiều bảng xếp hạng khác về kinh
tế, hay các chỉ số liên quan đến y tế, sức khoẻ, chất lượng sống... Để
cải thiện những vị trí này trong 2006 và những năm tiếp đó nhiệm vụ thuộc
về chính chúng ta.
Chỉ số phát triển con người luôn được các nước quan tâm
đặc biệt là giới trẻ. Theo UNDP thì chỉ số HDI (HDI: GDP bình quân theo
tỷ giá sức mua, chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục) của nước ta ở mức thiểu
phát với vị trí 108 trên tổng số 177 quốc gia cho dù tăng 4 bậc so với
năm 2004.
Trong khi ta cố gắng vươn lên thì các quốc gia khác cũng
vươn lên với tốc độ không kém mà còn có xu hướng nhanh hơn ta. Đơn cử
chỉ trong bảng xếp hạng ở Đông Nam A cũng thấy đuợc sự yếu kém này:
Với chỉ số HDI ở mức thấp so với các nước trên thế giới
cho thấy chất lượng giáo dục, sức khỏe và môi trường kinh tế chưa cao.
Việt Nam chưa có môi trường cạnh tranh cao và tự do như các nước trong
khu vực và trên thế giới, chỉ đứng thứ 137/177 về chỉ số tự do kinh tế.
Về môi trường cạnh chúng ta xếp ở vị trí 81/117.
Trong lĩnh vực sức khoẻ, Việt Nam chỉ đứng thứ 130/191
nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Chúng ta mới chỉ hài lòng
về một vài số liệu nhỏ: như tỷ lệ tử vong ở trẻ, hay tỷ lệ trẻ được tiêm
phòng đủ 6 mũi vacxin ...(những vị trí này có phần cải thiện hơn so với
các nước trong khu vực).
Chỉ số giáo dục của Việt Nam vẫn giữ nguyên so với năm
2004. Việt Nam có nhiều giáo sư hàng đầu, thậm chí chỉ tiêu giáo dục là
cao so với các nước khác, số lượng sinh viên nhiều nhưng vẫn chưa có thứ
hạng trên thế giới về chất lượng giáo dục.
Lần đầu tiên trong vòng 3 năm trở lại đây VN bị loại
khỏi Top 5 các nước đạt giải cao trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Kỳ
thi này vốn là kỳ vọng rất lớn của HS, SV Việt Nam trong nhiều năm nhưng
đến năm 2005 chúng ta bị rớt xuống vị trí 15.
Trong những năm trước chúng ta đã có những điểm tuyệt
đối với năm 2003: 2 HCV tuyệt đối (toàn đoàn xếp thứ 4), năm 2004: 4HCV
(toàn đoàn đứng thứ 4). Năm 2005 chúng ta chỉ có 3 huy chương bạc và 3
huy chương đồng.
Trong bảng tổng sắp 100 trường đại học tốt nhất thế giới
không có Việt Nam trong khi ở các nước láng giềng tỷ lệ lại hoàn toàn
khác: Trung Quốc có 17 trường; Nhật Bản hơn 30 trưòng, Singapore 1 trường,
Hàn Quốc 8 trường trong bảng xếp hạng.
Trong top 10 nền giáo dục của OECD cũng không có Việt
Nam trong khi Hàn Quốc đứng thứ nhất và Nhật Bản đứng thứ 4. Thậm chí
tỷ lệ người biết đọc, biết viết của Việt Nam cũng ở mức thấp (hạng 83/191),
và mức trung bình ở trong khu vực:
Về công nghệ, điều đáng buồn ở đây là giới trẻ Việt Nam
có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất: 92%, và chỉ số sẵn sàng
kết nối đứng hàng thứ 68 trên tổng số 104. Với chỉ số ISI (chỉ số đánh
giá mức độ phát triển của xã hội thông tin) chúng ta vẫn chỉ thấy VN đứng
ở cuối bảng.
Trong khi giới trẻ thế giới tiếp cận với nền kinh tế
điện tử từ rất lâu, và rất phát triển thì giới trẻ Việt Nam mới chỉ bắt
đầu và thậm chí còn tụt một bậc (61/65) so với năm 2004 về chỉ số sẵn
sàng cho nền kinh tế điện tử. Điều này cho thấy giới trẻ Việt Nam chưa
có khả năng cao trong việc sử dụng triệt để công nghệ thông tin so với
các nước bạn.
Phạm Thu Hà - Hồng Anh
(Theo SVVN) |