(Post 15/03/2006) Trong hàng ngàn thư bạn đọc
gửi về, của những người trong cuộc hay độc giả quan tâm tới những học
sinh giỏi quốc tế, tới Toán học nước nhà và những vấn đề liên quan từ
đó... VietNamNet nhận được những chia sẻ, chiêm nghiệm, phản ứng, thậm
chí phẫn nộ... về những ý kiến đã đưa.
Từ kỳ thi HSG quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham dự năm
1974, đến nay đã được hơn 30 năm.
30 năm thi HSG quốc tế cũng đồng hành với ngần ấy năm
trưởng thành của nhiều thế hệ trí thức Việt Nam. Đề tài "Học sinh
giỏi quốc tế" là một cái cớ để từ đó nhìn rộng ra...
Các bài
viết của phóng viên Hoàng Lê về những "học sinh giỏi ngày ấy,
bây giờ..." và chùm
bài khá bao quát của GS Toán ĐH Toulouse (Pháp) Nguyễn Tiến Dũng -
"Vài nét về Toán học Việt Nam" - đã nhận được nhiều sự quan
tâm của bạn đọc.
"Một bài báo nhảm nhí hết sức, không hiểu tại sao
VietNamNet lại cho đăng bài viết này. Ông Trung Hà là một dạng trí thức
bất mãn phát biểu lung tung. Ếch ngồi đáy giếng". "Đây là bài
phỏng vấn hay và thú vị nhất mà tôi được đọc. Tuy cách nói hơi trần trụi,
nhưng có rất nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Cảm ơn anh Nguyễn Trung Hà
đã nói hộ tôi".
Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều ý kiến trong 2 luồng
dư luận "đập nhau chan chát" về những suy nghĩ của người trả
lời phỏng vấn trong bài báo: "Người
giỏi làm Toán: Rất lãng phí" (khi trao đổi, nhân vật đã khẳng
định chịu trách nhiệm với từng từ ngữ trong phát biểu của mình - cũng
có nghĩa là chấp nhận việc người đọc có quyền có những thái độ phản ứng
riêng).
"Chắc là Trung Hà hứng lên lỡ lời khi trà dư tửu
hậu, chứ lên báo sao lại ăn nói thiếu thận trọng và vô trách nhiệm thế".
"Anh Trung Hà có nhiều suy nghĩ rất thú vị và ngẫm thì rất đúng,
nhưng đáng lẽ để nói trên bàn tiệc, nói với bạn bè hay nói trong các diễn
đàn... thì hay, còn phát biểu trên báo động chạm quá".
Có một số ý kiến trao đổi như vậy trong dòng thông tin
phản hồi xung quanh bài viết này.
Đã từ rất lâu, việc phát biểu trên các phương tiện thông
tin đại chúng... được đặt trong một giới hạn nhất định, mà nếu, cũng vẫn
là những nội dung ấy, cách thức thể hiện ấy có thể sẽ được chấp nhận hay
tung hô ở một hoàn cảnh khác nào đó, được coi là phù hợp hơn.
Trong hàng ngàn thư bạn đọc gửi về, của những người trong
cuộc hay độc giả quan tâm tới những học sinh giỏi, tới Toán học nước nhà
và những câu chuyện liên quan từ đó, VietNamNet nhận được những chia sẻ,
chiêm nghiệm, phản ứng, thậm chí phẫn nộ về những ý kiến đã đưa. Có nhiều
điều thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn.
Có những vấn đề, khó có đáp án đúng duy nhất, theo như
cách nói của bạn songnguyenhh@...
Và cũng không có chuyện quan điểm của ai, dù là người thành công đến đâu
được mặc nhiên thừa nhận hoàn toàn. "Không thể nói rằng mọi phát
biểu của Bill Gate, hay mọi tư tưởng của Bill Clinton... luôn là chân
lý, và thành công của họ là kim chỉ nam cho nhiều nhận thức, nhiều vấn
đề".
Một ca khúc rất nổi tiếng, được nhiều thế hệ người nghe
say mê, có lời "Open mind for a different view. And nothing else
matters" (tạm dịch: Hãy mở rộng tâm hồn để đón nhận những quan điểm
khác biệt. Rồi, sẽ thấy chẳng có gì đáng lăn tăn cả...)
Mọi ý kiến (nếu không phải là đả kích cá nhân đơn thuần)
đều có quyền được nhìn nhận như nhau. Càng có nhiều những ý kiến trái
chiều, được đưa ra một cách rộng rãi và được các cá nhân bảo vệ trên cơ
sở những lý luận của mình... thì càng tốt cho môi trường tranh luận, càng
hữu ích cho việc xây dựng nhận thức tổng quát", như bạn đọc lanhien611@...
bày tỏ.
Dưới đây, VietNamNet trích đăng một số phản hồi, tạm
chia theo 2 dòng dư luận. Mong nhận được thêm trao đổi và góp ý của bạn
đọc.
Phản đối
Họ tên: Nguyễn Văn Thịnh
Địa chỉ: Lớp Toán tài chính, K45, ĐHKTQD Hà Nội
Email: thingktt@yahoo.com
Tiêu đề: ???
Nói chung là VietNamNet đừng đưa những bài kiểu này.
Bài viết tối ý lắm.
Họ tên: Nguyễn Ngọc Kiên
Email: ngoi_sao_bang85@yahoo.com
Tiêu đề: Tôi rất phản đối ý kiến của Nguyễn Trung Hà
Tôi cho rằng ý kiến đó là hoàn toàn vớ vẩn. Tôi thấy học Toán rất có ích.
Nó làm nền tảng để nghiên cứu rất nhiều môn học thuộc các khối kinh tế.
Bản thân tôi cũng đang theo học Toán và thấy nó rất có ích trong rất nhiều
lĩnh vực.
Họ tên: Nguyễn Hoàng Nam
Email: hoangnam@yahoo.com
Tiêu đề: Vớ vẩn!
Đây là bài phỏng vấn vớ vẩn nhất mà tôi được xem. Tôi không đọc hết bài
phỏng vấn này nhưng rất hổ thẹn vì một cựu học sinh chuyên Toán mà phát
biểu vớ vẩn đến thế. Cũng may tay này không tiếp tục nghiên cứu khoa học.
Họ tên: Maurices lam
Địa chỉ: San Francisco
Email: mauricesmatt@aim.com
Tiêu đề: Tôi cực kỳ ngạc nhiên...
Là một độc giả trung thành của VietNamNet, tôi cực kỳ ngạc nhiên khi một
người có "1 chút hiểu biết" về Toán lý thuyết lại lộng ngôn
như vậy. Nên xác định lại vai trò cực kỳ quan trọng và chủ đạo của Toán
học, nhất là Toán ứng dụng đối với các ngành khoa học khác.
VietNamNet nên dành "đất" để tôn vinh những
người cống hiến suốt đời cho đất nước và nhân loại hơn là người mới 50
tuổi đầu mà đã đứng bên lề cuộc đời để hưởng lạc và tự mãn với những thành
công cỏn con của mình.
Họ tên: Nhật Liêm
Địa chỉ: Nghệ An
Email: lyruouday_k2@yahoo.com
Tiêu đề: Đừng phản Toán học thế!
Cháu chẳng biết bác giỏi như thế nào nhưng nói thế là
phản Toán học. Nói thật nhé, bác theo con đường nào và giàu sang thế nào
chẳng ai biết. Nhưng, ứng dụng của Toán học trong phát triển kinh tế thì
ai cũng biết.
Họ tên: Hoàng Văn Mão
Địa chỉ: Gia Bình, Bắc Ninh
Email: caoduc2004mtv@yahoo.com
Tiêu đề: Quan điểm của ông quá lệch lạc!
Toán học không phải là trò chơi. Toán học là một môn
khoa học. Toán học có thể ứng dụng cho tất cả các môn khoa học khác, ứng
dụng trong tất cả các lĩnh vực xã hội. Nếu không có những nhà nghiên cứu
Toán thì làm sao biết 1+1=2.
Họ tên: Nguyễn Sỹ Bằng
Địa chỉ: Nghệ An
Email: bang82vn@yahoo.com
Tiêu đề: Đó chỉ là một cách nhìn
Có thể nói rằng nhiều người khi đạt được một thành công
nào đó thì có vẻ như họ tự cho rằng quan điểm của mình đúng. Thực ra thì
những thành công ấy chưa phản ánh số đông. Tôi cho rằng Toán học rất có
ích đối với toàn xã hội, thậm chí là rất to lớn. Nó sẽ phát triển cùng
sự tiến bộ xã hội.
Họ tên: Lý Tử Long
Email: lytulong323@yahoo.com
Tiêu đề: Hãy nhìn lại mình
Đây là buổi nói chuyện mà tôi không thể chấp nhận được! Người trả lời
phỏng vấn kia hãy nhìn lại: Nếu anh ta không lớn lên nhờ Toán học, không
được toán học trang bị cho anh ta một bộ óc, một lối tư duy... thì anh
đâu có ngày nay!
Anh ta chẳng khác nào như một người con trưởng thành
mà quên mất dòng sữa mẹ! Toán học có ấât nhiều ứng dụng: các bài toán
kinh tế, tin học... Chỉ tội chúng ta chưa đủ tầm cao để cảm thụ và áp
dụng được nó thôi.
Họ tên: Quách Vũ Đạt
Email: ucdaggie2002@yahoo.com
Tiêu đề: Bài viết thiếu giá trị
Bác Nguyễn Trung Hà chỉ với cái giải ba HSG Toán Quốc Tế và tấm bằng đại
học Toán cũng đã có thể phán rằng toán học là vô dụng và khuyến cáo mọi
người không nên học môn này??? Ngay cả bộ môn Tâm lý học, lĩnh vực mà
bác Hà chẳng có một chút "credit" nào, cũng bị bác cho là vô
dụng???
Những lời phát biểu thiếu cơ sở của bác Hà khó có thể
thuyết phục người đọc. Mọi người có quyền tự do ngôn luận, và một người
thích nói phét là việc riêng của người đó. Tuy nhiên, điều đáng buồn ở
đây là việc quý tòa soạn và ký giả đã không tự đánh giá được chất lượng
bài phỏng vấn của mình và đã đăng một bài viết không có giá trị gì đối
với người đọc.
Họ tên: Dương
Địa chỉ: Cầu Giấy, Hà Nội
Email: ngocsonsp@yahoo.com
Tiêu đề: Than ôi, nền kinh tế tri thức là thế này ư?
Than ôi, trong khi Đảng và nhà nước đang ra sức xây dựng một nền kinh
tế tri thức thì lại có những ý kiến trái ngược. Chúng ta có thể có được
một nền kinh tế vững mạnh hay không nếu chúng ta chỉ cần biết 1+1=2?!!
Phải chăng một số nhà kinh doanh của chúng ta chỉ biết nhập công nghệ
của nước ngoài để bán ở trong nước kiếm lấy một chút lợi nhuận mà quên
đi nguồn lợi khổng lồ của các công ty công nghệ cao?
FPT, Zodiac (Hoàng đạo), ACB, TOGI, Vĩnh Trinh Company,
Thiên Ngân Galaxy là gì đối với Intel, Microsoft, hay hàng ngàn công ty
khác ở thung lũng Silicon? Họ dựa trên cái gì để có thể thành công như
vậy? Họ bán công nghệ mới chứ không mua công nghệ. Để làm được điều đó
cần tri thức, cần toán học và các ngành khoa học liên quan khác.
Họ tên: Minh Hạnh
Địa chỉ TP Hồ Chí Minh
Email: minhhanh65@yahoo.com
Tiêu đề: Anh có quá tự tin không?
Anh có quá tự tin khi mình thành công trong kinh doanh không? Kinh doanh
thành công không khó, chí có học mới khó mà thôi vì có rất nhiều người
rất thành công trong kinh doanh nhưng không học nổi. Trong học tập hiện
nay, còn nhiều vần đề nan giải hơn kinh doanh.
Phát biểu trước bao nhiêu người với danh nghĩa là người
thành đạt anh không nên nói thế. Vì mỗi ngành đều có ích cho xã hội trong
một thời điểm nhất định. Tôi cũng dân chuyên Toán, lấy bằng tiến sĩ của
một ngành khác và hiện cũng kinh doanh rất thành công. Chúng ta là những
người thành công không nên làm nhụt chí thế hệ trẻ.
Họ tên: Nguyễn Duy Khánh
Địa chỉ: 365 Trần Phú, TP.HCM
Email: ntienairtickets@hcm.fpt.vn
Tiêu đề: Nếu thế giới này không có toán học???
Tôi là người hiểu biết hơi chậm, nhưng theo tôi thì chỉ có những người
học không nổi môn Toán thì mới có thể nói là môn Toán chỉ là trò chơi???
Hiện nay trong cuộc sống mà chúng ta đang thụ hưởng thì tất cả đều được
hình thành từ môn Toán học mà ra... Thí dụ như: TV, xe máy, xe hơi...
Kết luận, vậy thì nếu không ai biết và hoặc không cần
sử dụng môn Toán thì chắc chắn chúng ta sẽ trở lại thời ăn lông và ở lỗ.
Họ tên: AnhDH
Địa chỉ: TTTH Thanh Hoa
Email: anhdh@hn.vnn.vn
Tiêu đề: Anh Hà nên nghĩ lại và có trả lời khác ở kỳ sau
Tôi cũng là người làm toán (Thạc sỹ). Là giáo viên Toán và cũng là người
bỏ Toán làm kinh doanh và một số công việc khác.Cũng tạm thành công nhưng
tôi thấy bài phòng vấn với Nguyễn Trung Hà có nhiều điều triết lý vòng
quanh và hơi quá đáng.
Không biết anh Nguyễn Trung Hà khi đọc lại chính bài
phỏng vấn của mình sẽ như thế nào? Tôi nghĩ là có một số ý nên nghĩ lại
viết thêm bài khác trả lời đăng kỳ sau? Anh ta có nghĩ mình thành công
chính là do Toán không? Kinh doanh của mình có thể là hệ quả ăn theo của
giải 3 Toán quốc tế không?... Kính đề nghị báo gửi góp ý của tôi cho anh
Hà.
Họ tên: Nguyễn Thanh Bình
Địa chỉ: 756 Hùng Vương Q5, TP.HCM
Email: tlong195@yahoo.com.vn
Tiêu đề: Tôi nghĩ ông Hà nói sai
Toán học tạo cho con người bộ óc biết tư duy sáng tạo.
Nếu ông Hà không học Toán, chưa chắc ông đã làm được nhiều việc và nghĩ
ra được nhiều công việc như vậy.
Không có Toán học, tôi nghĩ ông Hà là người không thành
đạt như bây giờ. Mà cũng vì thành đạt rồi nên ông coi thường bộ môn đã
tạo cho ông ấy một cái đầu biết tư duy và làm việc. Đó là lời nói của
kẻ kiêu ngạo do sự thành công mà Toán học ban tặng cho họ.
Họ tên: Trần Sơn
Địa chỉ: 185 Giảng Võ, Hà Nội
Email: transon_hanoi@yahoo.com
Tiêu đề: Anh Hà thích đưa quan điểm khác người cho bà con nể
Tôi thấy anh Hà nhìn sự việc phiến diện quá. Nói thế thì phần lớn những
ngành mang tính nghiên cứu như văn học, khảo cổ, nghệ thuật, thể thao
chuyên nghiệp... đều là không cần thiết hết, cuối cùng những cái cần thiết
chỉ là những việc làm ra vật chất cụ thể như sản xuất hay kinh doanh.
May mà số người nghĩ như anh Hà không nhiều, nếu không
thì khi xây cái nhà cũng chỉ cần ở tốt không cần đẹp, ăn thì chỉ nên no
không nên mất công làm món cầu kỳ, mặc thì chỉ phủ kín người không cần
mode này mode nọ.
Cũng có thể anh Hà nói cho vui, theo cách mấy anh thành
đạt hay thích đưa ra vài quan điểm khác người cho bà con nể.
Họ tên: Anthony Phan
Địa chỉ: ZCI Road, 20 Tan Thuân Processing Zone District 7, HCM City
Email: HuyZCVN@vnn.vn
Tiêu đề: Ông Hà quá lộng ngôn
Tôi nghĩ ông Hà giống như ếch ngồi đáy giếng vậy, học không đến nơi đến
chốn nên mới nói chuyện lộng ngôn đến thế. Ít ra, ông ta phải có bằng
tiến sĩ Toán thì mới có thể phát biểu như thế.
Ông ta nên qua Mỹ, vào những công ty phát triển phần
mềm lớn nhất, nói chuyện và học hỏi những nhà bác học uyên bác nhất thế
giới. Học hỏi xong cho kỹ càng rồi hảy phát biểu.
Đừng nghĩ rằng mình làm được vài chuyện lớn là biết hết
mọi thứ. Người Việt mình giỏi, nhưng củng có tật kiêu ngạo, đặc biệt là
những người học không đến đâu nên coi trời bằng miệng giếng mà thôi.
Chuyên Toán ở Việt Nam, chỉ học lý thuyết chứ làm sao
học được những công thức toán đã được ứng dụng trong mọi ngành, lĩnh vực
trong cuộc sống.
Toán học giống như thí nghiệm, nhiều cuộc thí nghiệm
nhưng cần vài ý tưởng thành công thì xã hội đã hưởng lợi vô tận từ vài
ý tưởng đó. Có nhiều công thức toán được khám phá nhưng chưa được áp dụng,
vì chưa biết ứng dụng chứ không phải nó vô dụng như ông Hà nghĩ.
Hãy học hỏi thêm trước khi phát biểu bừa bãi, thưa ông
Hà!
Họ tên: Phạm Anh Sao
Địa chỉ: ĐH Công nghiệp Hà Nội
Tiêu đề: Toán ứng dụng trong rất nhiều ngành
Thật là nực cười khi ta không nhìn ra cái ứng dụng trong
suốt của toán học. Bạn đã thấy CNTT phát triển như vũ bão cũng nhờ vào
tư duy lôgíc số. Bạn có biết để bay vào vũ trụ người ta dã phải cần những
độ chính xác rất cao mà Toán học mang lại.
Những ngành kỹ thuật cao bây giờ mà không có Toán học
thì làm sao mô phỏng nó thành những phương trình logic giúp việc lập trình
tự động hoá các công đoạn trong công nghiệp.
Hãy tư duy lại đi những người chê bai Toán học. Chúng
tôi đang ra sức học Toán để phục vụ cho tương lai đất nước.
Họ tên: Chu Văn Sơn
Địa chỉ: Ngân Hàng ACB
Email: binsoncv@yahoo.com
Tiêu đề: Tại sao lại lãng phí khi học toán?
Nói chung tôi không đồng ý lắm với ý kiến của anh Hà. Tôi cũng là dân
toán, tuy nhiên danh tiếng không như các anh.
Tôi đồng ý không nên đồng hoá người giỏi là giỏi toán.
Song anh thử nghỉ xem nêu không có công cụ toán chúng ta sẽ làm được cái
gì. Các lý thuyết, các quan điển mà của những người đi trước mà chúng
ta đang có để vận dụng phải chăng từ trên trời rơi xuống.
Không có những nhà toán học giỏi liệu loài người có được
những thành tựu như ngày hôm nay không? Theo tôi để phát triển sang các
nghành nghề khác thì hãy xem toán học như một phương tiện. Vâng "phương
tiện" chúng ta làm gì cũng cần phương tiên mà!!??
Họ tên: Hưng Nguyễn
Tiêu đề: Bác Hà sai lầm và thiển cận
Bác ấy ơi. Bác nói thế mà không biết xấu hổ à?? Bác có
bao giờ đọc qua các giáo trình của ngành kỹ sư điện tử?? Để biết nếu không
có môn Linear Algebra thì đã chả có xử lý sóng, tức là không có các thiết
bị sử dụng sóng và tín hiệu bây giờ.
Bác đã bao giờ đọc qua giáo trình của ngành CNTT? Nếu
không có discrete math (toán rời rạc) thì làm sao có cái gọi là computer??
Nếu không có môn differential equations, thì làm gì có chuyện mô phỏng
các hệ thống để tạo ra các hệ thống có ích cho xã hội, ví dụ như hệ thống
trạm thu tiền giao thông chẳng hạn???
Bác nói chỉ có mấy cái cơ bản như 1+1=2 thì mới thực
sự có ứng dụng, còn mấy cái mà các "ông làm Toán" đang nghiên
cứu thì quá cao siêu chả có ích gì ư?? Thế bác có tự hỏi cách đây mấy
trăm năm, hoặc lâu hơn nữa, khi mà các môn toán kể trên còn thuộc dạng
cao siêu, nếu mọi người lúc đó đều nghĩ như bác thì ngày nay bác đã chả
có cái cellphone để đeo lủng lẳng thắt lưng, cái laptop để ra dáng dân
doanh nghiệp.
Bác từng là dân Toán nhưng mà là dân giải các bài Toán,
chứ còn khuya mới là dân nghiên cứu thực sự. Cháu nghĩ bác chỉ là một
sản phẩm của cái hệ thống giáo dục đào tạo gà nòi mà thôi. Bởi những người
thực sự đang "làm Toán" ở các cường quốc như Pháp, Mỹ, Đức thì
họ đều là những người có trách nhiệm đáng kể trong các công trình lớn
không những của nước họ mà có khi của cả nhân loại đấy bác ạ.
Họ tên: M.Vincent
Địa chỉ: Belgium
Email: mivincent2006@yahoo.com
Tiêu đề: Anh Hà quá láu cá khi trả lời!
Đọc những ý kiến của anh Dũng trong loạt bài "Vài
suy nghĩ về Toán học Việt Nam", tôi thấy đây là những ý kiến tử tế
và có trách nhiệm của một người làm Toán tử tế. Nó ngược lại với những
gì Trung Hà trả lời hôm trước (anh ấy đã bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những
mánh lới trong kinh doanh nên có vẻ rất láu cá trong khi trả lời).
Xin cảm ơn anh Dũng. VietNamNet có dám đăng ý kiến này
không?
Đồng tình
Họ tên: Nguyen T. Dang
Email: ntdang72@yahoo.com
Tiêu đề: Kính gửi ông Nguyễn Trung Hà
Kính chào ông. Thật vô cùng thú vị được nghe những điều
ông nói, những điều thú vị nhất trong suốt 30 năm qua của tôi, điều mà
tôi hiểu nhưng không có tư cách nói. Xin cảm ơn ông.
Họ tên: Nguyễn văn Ba
Địa chỉ: Rạch Giá
Cuộc trò chuyện thật là thú vị. Đúng là như vậy, người giỏi cần nên làm
những công việc gì đó có lợi cho cộng đồng cùng thụ hưởng...
Họ tên: Giấu tên
Email: mio_129@yahoo.com
Tiêu đề: Tôi đồng cảm với những suy nghĩ của anh
Là một người đang phải đứng trước một quyết định giống như anh khi đang
học ở Nga, tôi cảm nhận sâu sắc những gì anh nói. Những lời nói của anh
cho tôi vững tin vào quyết định của mình. Xin cảm ơn anh và chúc anh ngày
càng thành công hơn.
Họ tên: Lại Văn Khôi
Địa chỉi: Trường ĐH Xây Dựng HN
Email: laivankhoi46pm1@yahoo.com
Tiêu đề: Một bài phỏng vấn rất hay!
Trong bài phỏng vấn, tôi nhận thấy cả người phỏng vấn và người trả lời
phỏng vấn (chú Nguyễn Trung Hà) đều là "những người giỏi cả"!
Đặc biệt là trong cách lập luận của chú Nguyễn Trung Hà!! Với tôi, đó
là cách lập luận thể hiện một tư duy logic cao, một phong cách táo bạo,
thẳng thắn "dám làm dám chịu", một ý kiến mới, sáng tạo và đáng
để suy ngẫm. Tôi thực sự ít khi đọc được một bài hỏi - đáp dưới dạng phỏng
vấn hay như thế này!
Họ tên: Đậu Võ Quân
Địa chỉ: Số nhà 61, Ngõ Đồng Xa, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: dauquan_09@yahoo.com
Tiêu đề: Nguyễn Trung Hà, con người biết thời cuộc
Ngày đầu khi mới thi đại học quả thật tôi như bao bạn bè khác rất băn
khoăn khi chọn trường để học. Tôi đã đỗ và đang học năm đầu tiên của trường
ĐHQG Hà Nội. Hiện nay, sắp đến kỳ tuyển sinh năm 2006, tôi lại rơi vào
cảm giác của năm trước nhưng sau khi lên mạng tìm hiểu thông tin tuyển
sinh, tình cờ đọc được bài viết này, tôi chợt hiểu ra rằng con đường của
mình đi đã là điều nuối tiếc. Năm nay, tôi nhất đinh sẽ chọn cho mình
môt con đường để không bao giờ phải nuối tiếc.
Họ tên: Ngô Quang Vũ
Địa chỉ: 284 Cao Thắng, Q.10, TP.HCM
Email: admin@digitmag.net
Tiêu đề: Một lối nghĩ thô bạo nhưng hợp lý
Để phủ nhận điều hầu hết mọi người đều công nhận ắt hẳn
sẽ chịu nhiều phản ứng không hay. Đất nước ta vẫn còn nghèo, những lĩnh
vực khoa học cơ bản vẫn còn là chuyện xa xôi lắm chăng? Mong những người
có ý định phản bác ý kiến của anh Hà nên bình tâm nhìn nhận hơn là để
tính ỳ tâm lý trói buộc.
Ủng hộ cho một nhận định thẳng thắn và hợp thời.
Họ tên: Ly Thanh Viet
Email: viethalsing@yahoo.com
Tiêu đề: Khó nghe nhưng sự thật là như vậy
Tuy hơi trần trụi. Hơi phũ phàng nhưng rất thực tế. Toán học cao cấp nếu
ở nước phát triển có cơ hội chuyển sang ứng dụng tại các ngành nghiên
cứu khoa học chuyên sâu như vũ trụ, vi cơ khí... nhưng ở các nước nghèo
như VN ta, toán học chỉ dừng lại ở mức dành giải này giải nọ của Quốc
tế lấy tiếng.
Rồi những nhân tài đó cũng không có cơ hội phát triển
cao hơn. Chậu nhỏ không thể trồng được cây lớn. Đam mê không xấu nhưng
muốn ứng dụng vào thực tế thì phải có thời gian. Nói đâu xa, ta phải chấp
nhân thực tế, các nhà khoa học, học giả VN nổi tiếng được thế giới biết
đến đa phần định cư nước ngoài.
Thực tế là thực tế, chúng ta không thể huyễn hoặc hay
ảo tưởng được. Đất nước còn nghèo cần nhiều thứ có tính ứng dụng và thiết
thực hơn. Theo tôi, Toán học chỉ nên dừng lại ở đam mê khi đi học. Nếu
quyết tâm theo nghành Toán thì phải cố tìm học bổng ra nước ngoài. Sự
thật là như vậy.
Họ tên: Phan Lac Linh
Địa chỉ: 75 rue Vincent Fayo, Chatenay-Malabry
Email: pllinh@hotmail.fr
Tiêu đề: Không nên quá coi trọng Toán học!
Người viết muốn lên tiếng ủng hộ quan điểm của bài viết
“Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí”.
Thực sự mà nói, việc làm Toán của chúng ta từ trước tới
nay vẫn chỉ đơn thuần là "giải một bài toán", chứ chưa hề có
suy nghĩ rằng bài toán đó chỉ là một khâu rất nhỏ cần giải quyết của một
vấn đề lớn.
Nếu đứng trên quan điểm đó thì Toán thực sự rất "lãng
phí và tự sướng". Tôi không có ý định chê bai hay nói những người
làm Toán của Việt Nam là vô ích (vì tôi chưa phải là một người thành đạt
để có thể chê bai ai cả).
Nhưng, thiết nghĩ chúng ta nên thay đổi một số cách nghĩ
thiển cận về chuyện làm Toán. Hãy nên vì lợi ích chung của việc phát triển
đất nước hơn là vì cái tự hào riêng lẻ của chỉ ngành Toán với những GS
này, GS nọ
Bản thân người viết cũng từng rất say mê Toán học, cũng
đã có những thời gian ăn Toán, chơi Toán và thậm chí giải cả Toán trong
khi ngủ nữa. Những tôi nằm trong số những người đã tỉnh ngộ ngay sau khi
học hết bậc trung học phổ thông.
Tôi nghĩ rằng còn có rất nhiều cái phải học để xây dựng
đất nước chứ không thể chỉ vì cái 'tự sướng" của mình mà bỏ phí đi
khả năng tư duy và sự nhạy cảm để theo đuổi môn Toán mãi. Đơn giản là
vì đất nuớc ta còn kém phát triển quá, chưa thể nào chỉ ngồi làm Toán,
nghiên cứu Toán (không có nhiều ứng dụng thực tiễn) mà làm ngơ với sự
nghèo nàn và lạc hậu được.
Họ tên: Nguyễn Thanh Khiêm
Email: khiemnt@ssp.com.vn
Tiêu đề: Tôi cảm thấy anh nói đúng
Có thể cũng có rất nhiều người không đồng tình với anh,
song, bản thân tôi vẫn cảm thấy những điều anh đã nói là đúng. Ngay từ
lúc còn ngồi trên ghế phổ thông, tôi đã không thích môn Toán so với những
môn tự nhiên khác: Vật lý, Hóa học...
Cũng chính vì lí do mà theo tôi cảm nhận, môn Toán mang
tính đánh đố (giống như một trò chơi đố mẹo), chẳng đem lại lợi ích gì
nếu như nó cứ tiếp tục phát triển lên theo hướng này.
Chúng ta có thể nhận thấy vấn đề này khá rõ nếu tự ngồi
kiểm tra lại những bài toán thuộc dạng khó, hay SGK lớp 11, 12. Nói tóm
lại, tôi cũng là người ủng hộ quan điểm của anh Hà: chúng ta nên định
hướng môn Toán như là một môn phục vụ lợi ích cộng đồng chứ không phải
là một "trò chơi" mang tính đánh đố!
Họ tên: Chu Anh Dũng
Địa chỉ: GV trường THPT Bùi Hữu Nghĩa
Email: adslduca@vnn.vn
Tiêu đề: Kính gửi anh Nguyễn Trung Hà
Đọc bài viết về anh trên VietNamNet tôi thấy rất thú
vị. Toán học chỉ là trò chơi! Mấy ai có một nhận định mạnh mẽ như anh!
Anh lại đang đọc sách về triết học phương Đông? Tôi chỉ là một GV cấp
3 dạy môn Vậy lý, 50 tuổi.
Trận bệnh nặng của anh ở Nga hoá ra như một cơ duyên
(may) cho anh chăng? Rõ ràng anh còn đang tìm kiếm cái mà anh cho là không
phải trò chơi? Tôi nghĩ rằng không chỉ Toán học là trò chơi mà tất cả
mọi thứ trên đời này từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội đều cũng
chỉ là trò chơi. Ngay cả những việc anh đang làm mà anh cho là hữu ích
cho mọi ngưòi cũng thế thôi.
Vậy cái gì là không phải trò chơi? Cái gì mới thật sự
mang lại hữu ích cho mình và cho mọi người? Tất cả hình như chỉ nằm trong
hiện tại. Rất mong được anh chia sẻ. Thân ái.
Họ tên: N.V.D
Email: violentylove@yahoo.com
Tiêu đề: Mỗi vấn đề đều có thể nhìn theo nhiều chiều
Bài báo này rất thú vị! Tôi không có ý muốn bình luận đúng hay sai hoặc
chê trách hay tán dương bởi mỗi vấn đề nếu nhìn theo chiều này thì là
hay là tốt nhưng nếu nhìn theo chiều kia thì chưa chắc đã được hay được
tốt!
Tôi chỉ muốn đưa thêm ra một câu nói của một người thầy
của tôi, xin được nói thêm rằng tôi cũng là một người học khoa học. Một
trong những thầy của tôi đã từng nói rằng "SV của chúng ta hiện nay
có nhiều em hơi ảo tưởng về cuộc sống, nhiều em chỉ nghĩ đến nghiên cứu
khoa học mà chưa nghĩ đến cuộc sống nên khi ra trường thì đại đa số SV
bị hụt hẫng khi phải đối mặt với đời sống cơm áo gạo tiền".
Bản thân tôi cũng có một suy nghĩ mà có lẽ nhiều người
sẽ không thích đó là "Cần phải no cái bụng, ấm cái thân trước khi
nghĩ đến nghiên cứu khoa học".
Họ tên: Trần Thiện Giang
Địa chỉi: Phường Đông Vĩnh, Thành phố Vinh, Nghệ An
Email: thiengiangan@yahoo.co.uk
Tiêu đề: Một chút suy nghĩ của bản thân
Bản thân tôi cũng là dân học Toán. Có thể nói, qua bài viết này tôi cũng
mường tượng về anh Nguyễn Trung Hà.
Anh là một người thành đạt trong kinh doanh và điều đặc
biệt anh rất giỏi về Toán. Tuy nhiên, xét một góc độ nào đấy, anh cũng
phải cảm ơn chính kiến thức Toán học vốn tồn tại trong con người anh.
Bởi những lý do sau:
Thứ nhất, chính nhờ tài năng Toán học trong anh mà anh
có thể được Nhà nước cho đi học ở nước ngoài. Nếu tôi không nhầm thì từ
việc học ở nước ngoài, anh mới bắt đầu hình thành ý tưởng kinh doanh.
Và điều làm cho anh thành công bây giờ chính là xuất phát từ ý tưởng đó.
Thứ hai, một điều dễ nhận thấy trong xã hội hiện nay
là những ngành nghiên cứu chuyên sâu về Toán học có tính thực tiễn (cũng
có thể gọi là tính ứng dụng) còn thấp. Nhưng điều mà toàn xã hội phải
ghi nhận ở Toán học chính là nền tảng cho nhiều môn khoa học khác. Có
thể kể ra ở đây là ngành CNTT. Sự ứng dụng thực tiễn của CNTT trong cuộc
sống hiện đại ngày nay thì không ai có thể bàn cãi.
Và còn nhiều ngành khoa học khác cũng có đóng góp đáng
kể cho khoa học kỹ thuật của thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở đó những
con người làm việc có hiệu quả đều rất cần tư duy Toán học. Điều đó không
có nghĩa là Toán học được ứng dụng trong nhiều ngành mà nó chính là nền
tảng. Một nền tảng không thể thay thế (đối với những ngành nói trên)
Thứ ba, Việt Nam đang có rất nhiều người đang ngày đêm
đem những kiến thức Toán học của nhân loại để đào tạo ra những con người
có ích cho xã hội. Họ cần phải được kính trọng như những người xây nên
những bước tiến mới của khoa học kỹ thuật nước nhà trong tương lai. Gửi
đến anh mấy dòng suy nghĩ.
Họ tên: Hồ Thị Minh Quyền
Email: Hoquyenk25@yahoo.com
Tiêu đề: Cử nhân Toán khi ra trường sẽ làm gì?
Tôi cũng là một cử nhân Toán vừa mới tốt nghiệp năm 2005. Tôi thật sự
đang rất phân vân trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình thì đọc được
bài viết này.
Nếu như đi làm thì chắc rằng ở các công ty, họ sẽ không
nhận cử nhân Toán vào làm gì cả. Nếu tôi tiếp ttục học lên cao học thì
sẽ thế nào ,liệu tôi có tìm được những gì thực tế trong toán học? Hay
nó cũng chỉ là những bước nhảy trong thể thao mà thôi!!! Đây là vấn đề
mà tôi đã trăn trở trong nhiều tháng qua và đến giờ vẫn chưa tìm được
lối thoát cho mình. Lẽ nào lại bỏ phí những gì đã học trong 4 năm qua!!!
Họ tên: Nguyến Khánh Toàn
Địa chỉ: Cầu Giấy, Hà Nội
Email: toannk@gmail.com
Tiêu đề: Ý kiến mạnh mẽ
Phải nói rằng đây là lần đầu tiên có người dám đứng ra phủ nhận việc học
toán. Là một sinh viên đang ngồi trên giảng đường, mặc dù vẫn phải học
môn Toán cao siêu, nhưng em thấy chú Nguyến Trung Hà nói rất đúng, tuy
nhưng dẫn chứng của chú có phần hơi thô thiển.
Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại nền giáo
dục của Việt Nam tại vì nó đã và đang có quá nhiều bất cập trong khi thừa
thầy thiếu thợ...!
Họ tên: Chang Hà Nội
Địa chỉ: Hà Nội
Email: changivna@yahoo.com
Tiêu đề: Giỏi toán - giỏi nhưng hiện giờ thì rất phí
Tôi nghĩ Việt Nam là một đất nước nghèo, không nên đầu tư tiền của vào
lĩnh vực khoa học cơ bản nhiều mà nên tập trung vào các ngành phục vụ
đất nước, các ngành chú trọng tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Nhìn lại số lượng các học sinh giỏi toán của nước ta,
không ít tiền của đã được chôn vào đào tạo họ để trở thành những nhân
tài, nhưng họ lại mang thành quả đào tạo của mình đi phục vụ thế giới
(tôi không có ý trách họ mà còn thông cảm với họ nữa).
Những người giỏi khoa học tự nhiên rất nên khuyến khích
học các ngành khác không phải khoa học cơ bản, họ sẽ giúp ích nhiều hơn
cho đất nước so với những người làm khoa học xã hội. Không khuyến khích
bằng cách đừng trao học bổng nhiều cho ngành này nữa. Lãng phí tiền của
dân lắm.
Họ tên: ThanhNam
Địa chỉ: TP.HCM
Email: halongbay2003@yahoo.com
Tiêu đề: Tôi rất tâm đắc với anh Hà
Bản thân tôi cũng từng là người có năng khiếu về Toán.
Chúng tôi được bồi dưỡng Toán từ hồi lớp 1 và đạt giải HSG Toán Nam Định
từ thời lớp 3. Nhưng, tôi nghiệm ra rằng, với trình độ kinh tế còn thấp
thì việc đầu tư cho khoa học cơ bản là rất khó. Dù thừa biết rằng, tất
nhiên càng đầu tư bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Rất nhiều bạn sau khi theo đuổi học Toán đã vỡ mộng vì
cuộc sống không chỉ là giải các bài giải Toán. Và, để có ứng dụng, có
ích, Toán phải kết hợp với nhiều ngành khác nữa.
Họ tên: Long
Địa chỉ: TP.HCM
Email: longbinh141@yahoo.com
Tiêu đề: Anh Hà nói đúng nhưng chưa đủ
Lần đầu tiên em đọc đuợc một bài phỏng vấn hay đến như
vậy .Anh Hà phát biểu rất đúng, không có câu nào sai cả nhưng chưa đầy
đủ.
Theo em Toán học giúp con người rèn luyện tư duy, rèn
luyện cách giải quyết vấn đề một cách logic. Quá trình giải Toán sẽ hình
thành một lối tư duy và đi thành một phản xạ tự nhiên trong bộ não. Em
nghĩ nhờ từ nhỏ giỏi Toán nên anh mới có được thành công như ngày hôm
nay vì rằng tư duy Toán học đã thành một phản xạ tự nhiên trong người
anh.
Em đã rất đam mê Toán học hồi nhỏ và bây giờ thì đang
làm ngành Xây dựng. Nhưng chưa bao giờ thành công. Rất mong có thể trao
đổi trực tiếp với anh Hà qua email.
VietNamNet (tổng hợp) |