"CNTT luôn lọt top 12 ngành thu nhập cao nhất Việt Nam"  
 

(Post 03/04/2012) Trong hơn 2 giờ, ông Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng ĐH FPT, ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng và ông Lâm Quang Nam - Giám đốc Ban Nhân lực đào tạo của Hiệp hội phần mềm VN (Vinasa) đã trả lời gần 100 trong số cả nghìn câu hỏi gửi về VnExpress xung quanh việc đào tạo CNTT ở ĐH FPT và các trường khác, cũng như nhu cầu nhân lực CNTT ở Việt Nam trong những năm tới.

Thầy Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng ĐH FPT và thầy Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng ĐH FPT nhận hoa của tòa soạn báo VnExpress

- Cảm ơn thầy Tùng, thầy Phong và anh Nam đã tham gia buổi tư vấn. Em đang chuẩn bị thi đại học và muốn thi vào ngành công nghệ thông tin nhưng chưa biết gì về nhu cầu nhân lực của ngành này. Xin cho biết tương lai của ngành CNTT ở Việt Nam? (Thanh Hiếu, 18 tuổi, Bắc Ninh)

- Ông Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng ĐH FPT: Trong chiến lược phát triển của Việt Nam những năm tới, CNTT được xem là hạ tầng của các hạ tầng kinh tế xã hội khác. Chúng ta cũng đặt ra mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một quốc gia mạnh về CNTT và nhờ CNTT. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã có những quyết định và giải pháp mạnh, trong đó có việc Thủ tướng tham gia trực tiếp điều hành việc này. Nhu cầu nhân lực CNTT trong những năm tới sẽ rất lớn, không chỉ các chuyên gia làm việc trực tiếp trong ngành mà chuyên gia trong các ngành khác cũng phải nắm bắt vững về CNTT để có thể ứng dụng hiệu quả trong ngành mình.

- Ông Lâm Quang Nam - Giám đốc Ban Nhân lực đào tạo, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam Vinasa: Chính phủ hiện có chương trình đưa Việt Nam thành nước mạnh về Công nghệ thông tin, với mục tiêu năm 2020 sẽ có một triệu người làm việc trong lĩnh vực CNTT. Như vậy, hiện còn thiếu khoảng trên 700.000 người. Nếu mọi việc diễn ra đúng theo kế hoạch, các bạn yên tâm ra trường sẽ có việc làm. Vừa qua, Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng nêu rõ CNTT là hạ tầng mới để phát triển đất nước. Nên chắc chắn trong thời gian tới, đầu tư CNTT sẽ quan trọng không kém gì các ngành hạ tấng khác. Vì thế, ngành CNTT chắc chắn có thêm nhiều động lực mới để phát triển.

Ông Lâm Quang Nam tại Văn phòng VnExpress ở TP HCM

- Nhiều ý kiến cho rằng, đào tạo của Việt Nam mình không bắt kịp được với thực tế. Xin hỏi ông Nam, vậy, chúng ta sẽ khắc phục các điểm yếu trong đào tạo CNTT hiện nay như thế nào? (Thủy Lê, 38 tuổi, Hà Nội)

- Ông Lâm Quang Nam: Chào Thủy Lê, không chỉ ở Việt Nam, ở tất cả các nước đào tạo CNTT đều bị "chê" là không bắt kịp thực tế. Vì ngành này tiến bộ quá nhanh, nên giáo trình hay giáo án chắc chắn sẽ "lạc hậu" nhanh. Chính vì vậy, ở đâu người ta cũng trông cậy vào khả năng tự học của sinh viên hơn là khả năng cập nhật giáo trình, giáo án chính thức trong các cơ sở đào tạo. Một cơ sở đào tạo tốt sẽ cho sinh viên khả năng tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của thực tế.

- Chào anh Nam. Nếu đưa ra một nhận xét chung nhất về đào tạo ngành CNTT ở Việt Nam, anh sẽ nói gì? (Hải Nam, 40 tuổi, Hà Nội)

- Ông Lâm Quang Nam: Một nhận xét chung nhất là truyền thụ kiến thức thì tạm được, nhưng hướng nghiệp còn yếu. Vì vậy sinh viên ra trường thường chưa sẵn sàng làm việc được ngay mà các công ty vẫn phải đào tạo thêm.

Sinh viên Trường đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-APTECH - trực thuộc Đại học FPT - trong ngày lễ tốt nghiệp

- Nhiều nước hiện nay đã phát triển nhanh dịch vụ "thuê ngoài", nhất là trong lĩnh vực CNTT. Việt Nam hiện nay đã bắt đầu có dịch vụ làm thêm cho các nước qua các phương tiện CNTT hay không? Các cơ sở đào tạo CNTT có hướng đào tạo học viên về công việc này, thưa ông Trường Tùng? (Nam Chinh, 18 tuổi, Hải Phòng)

- Ông Lê Trường Tùng: Hiện nay, nhiều nước trong khu vực đặc biệt những nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức (Ấn Độ, Philippines), dịch vụ "thuê ngoài" (outsourcing) là một ngành có tốc độ tăng trưởng rất lớn trong những năm vừa qua, chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân. Dịch vụ này cũng đã được triển khai ở Việt Nam khoảng 5 năm với các đối tác tại Mỹ, Nhật Bản, tuy nhiên quy mô còn hạn chế.

Một trong các trở ngại là mặt bằng tiếng Anh của Việt Nam còn thấp. Do đó, số lượng người tham gia không được đông và chưa được xem là một lựa chọn tốt của các nước phát triển khi có nhu cầu đẩy một phần công việc quản lý của mình ra nước ngoài. Để lĩnh vực này trở thành thế mạnh của Việt Nam, trách nhiệm không chỉ thuộc về các doanh nghiệp CNTT mà còn phụ thuộc nhiều vào định hướng chung của quốc gia để có nguồn nhân lực phù hợp và chính sách thu hút đầu tư đủ sức hấp dẫn. Hiện nay, chưa có cơ sở nào đào tạo riêng nhân lực cho ngành này bởi ngoài khả năng ngoại ngữ, mỗi lĩnh vực outsourcing đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn khác nhau cho nên các đơn vị hoạt động lĩnh vực này tuyển dụng và tự đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp mình là chính.

- Ông có so sánh gì về nhân lực CNTT ở Việt Nam và khu vực, thế giới? Điểm giống, khác và đâu là cái nhân lực Việt Nam thiếu và cần bổ sung? VN có kế hoạch gì cho việc đó? (Nguyễn Xuân Yên, 28 tuổi, Vĩnh Phúc)

- Ông Lâm Quang Nam: Chào Yên, câu hỏi này của em rất thú vị. Trên thị trường CNTT có nhiều phân khúc khác nhau, có một số phân khúc Việt Nam hơn hẳn các nước khác, và có một số phân khúc khác thì lại thua hẳn các nước khác. Vì thế, nếu nói chung chung về nhân lực CNTT của cả nước thì tôi cho rằng không thể so sánh được. Khía cạnh mà nhân lực CNTT cần bổ sung là kiến thức và sự am hiểu về các lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Riêng về điểm này thì đại đa số nhân lực CNTT của Việt Nam yếu hơn mặt bằng chung trong khu vực và quốc tế.

- Xin ông Nam chia sẻ về thu nhập tương lai và yêu cầu của nhân lực ngành CNTT, cụ thể như cần chuẩn bị những kỹ năng gì ngoài yếu tố chuyên môn, sẽ làm việc với mức lương như thế nào và cơ hội cho nhân sự trong ngành này tính trên tầm vĩ mô sẽ đi tới đâu? (Anh Đức, 28 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội)

- Ông Lâm Quang Nam: Về thu nhập, ngành CNTT cho đến nay luôn luôn nằm trong số top 12 ngành có thu nhập cao nhất Việt Nam. Ngoài yếu tố chuyên môn, người làm CNTT nên có kiến thức rộng về các lĩnh vực khác, ví dụ như kế toán, thống kê...

Bạn Nguyễn Tấn Dũng tốt nghiệp từ Trường FPT-APTECH và đang làm việc tại công ty Clever Ads

- Kính chào thầy Nam, em đang có dự tính học ngành CNTT và đã nộp hồ sơ dự thi, xin phép thầy cho em hỏi khi ra trường với tấm bằng CNTT thì công việc chủ yếu mà sinh viên ra trường có thể làm thuộc lĩnh vực nào? Thầy có thể cho em một vài ví dụ về công việc ra khi trường? (Trần Đăng Đức, 18 tuổi, Buôn Ma Thuột)

- Ông Lâm Quang Nam: Riêng trong ngành CNTT, bạn có thể làm được ít nhất 34 nghề khác nhau từ kinh doanh sản phẩm CNTT, phát triển ứng dụng... cho đến đào tạo CNTT. Vì thế tấm bằng CNTT là bàn đạp ban đầu, còn thực sự đâu là nghề nghiệp của cuộc đời bạn, thì phải đi làm vài năm bạn mới tự chọn được.

- Chào thầy Lê Trường Tùng, thầy cho em hỏi trong 5 năm tới ngành công nghệ thông tin Việt Nam sẽ ở vị thế như thế nào so với thế giới, chiến lược của 10 năm tới Việt Nam sẽ đi theo xu hương nào phần cứng hay phần mềm? Em cám ơn thầy (Trọng Tuân, 32 tuổi, Hà Nam)

- Ông Lê Trường Tùng: Theo tôi nghĩ, trong 5 năm tới cùng lắm là năm 2020, Việt Nam phải lọt vào top 50 các quốc gia theo các xếp hạng về CNTT của các tổ chức tư vấn quốc tế. Đến năm 2020, ranh giới giữa phần cứng và phần mềm sẽ không rõ rệt như hiện nay cũng giống như ranh giới phần cứng và phần mềm 50 năm trước. Định hướng của Việt Nam là triển khai tốt các ứng dụng trong nước để CNTT thật sự là hạ tầng của các hạ tầng kinh tế xã hội khác đồng thời có nhiều sản phẩm và giải pháp công nghệ có giá trị xuất khẩu lớn.

- Kính chào ông Nam, theo tôi được biết có một số trường dạy CNTT theo dạng học nghề CNTT học viên tốt nghiệp vẫn có thể làm việc tốt như nhưng người tốt nghiệp chính qui từ các trường đại học. Ông có đánh giá gì về việc này? (Đỗ Văn Vinh, 30 tuổi, 16 Cửu Long Tòa nhà Lotus)

- Ông Lâm Quang Nam: Kỹ năng hay trình độ làm việc của một người phụ thuộc trước tiên vào bản thân của người đó. Trường học cũng chỉ giúp được phần nào mà thôi. Vì thế những người có tố chất tốt để làm việc trong ngành có khi chỉ cần qua trường nghề là đã không kém gì những người học chính quy từ các trường đại học. Nếu những người có tố chất tốt đó có cơ hội qua đào tạo chính quy thì chắc chắn họ sẽ làm việc tốt hơn hẳn những người khác cũng được đào tạo chính quy như vậy.

FPT-APTECH Việt Nam, lần thứ 9 liên tiếp giữ vị trí đứng đầu các đơn vị đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam khi đón nhận Cup Top ICT VN và Huy Chương Vàng ICT 2011

- FPT Aptech có đào tạo Lập trình viên quốc tế, vậy cho e hỏi đó có phải là 1 ngành của ĐH FPT không? Em muốn đăng ký học thì ở Aptech thì phải làm hồ sơ như thế nào? Và bằng của FPT Aptech và bằng ĐH FPT có giống nhau không? Cảm ơn các thầy (Vũ Thanh Tuân, 18 tuổi, Hà Nội)

- Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng ĐH FPT: FPT Aptech đào tạo nghề ngắn hạn theo chương trình của tập đoàn Aptech Ấn Độ và do tập này cấp bằng. FPT Aptech là trung tâm đào tạo trực thuộc Đại học FPT. Bằng của Đại học FPT cấp cho sinh viên hệ đại học là bằng chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

(trích từ VnExpress)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Tập đoàn FPT và Viettel sẽ lập liên minh phần mềmNhiều hoạt động thiện, nguyện tại ngày “Vì cộng đồng” của tập đoàn FPT
Sinh viên FPT-Aptech tự tin bảo vệ đồ án học kỳ cuối cùngHội thảo Kỹ năng giao tiếp dành cho sinh viên CNTT
10 xu hướng công nghệ thông tin Việt NamRộn rã ngày hội tư vấn tuyển sinh 2012
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11