Trường ĐH đầu tiên Việt Nam phóng vệ tinh lên vũ trụ  
 

(Post 24/07/2012) Đúng 9h06 phút ngày 21/7/2012, tàu vận tải HTV-3 đã được phóng lên bầu trời, mang theo vệ tinh F-1 do Viện Nghiên cứu Trường ĐH FPT chế tạo...

Nhóm chế tạo hồi hộp theo dõi quá trình phóng vệ tinh F1 lên vũ trụ

Nhóm FSpace bắt đầu nghiên cứu chế tạo F-1 vào cuối năm 2008. Ngay từ những ngày đầu, nhóm đã đặt ra mục tiêu vệ tinh phải hoạt động được trong không gian, chuyển phát được tín hiệu về trạm điều khiển tại Trái đất, chụp được ảnh với độ phân giải thấp (640x480 pixel, 8 bit màu) của Trái đất và đạt tốc độ truyền dữ liệu 1.200 bit/giây từ vệ tinh.

Cùng nhìn lại những mốc quan trọng, những khó khăn, những cảm xúc đồng hành cùng họ trong suốt 4 năm ấp ủ giấc mơ chạm tới bầu trời.

Ngày 18/6/2009, lần đầu tiên nhóm FSpace mang F-1 từ trong phòng thí nghiệm ra ngoài trời để thử nghiệm liên lạc khoảng cách xa.

Tại Hà Nội, F-1 được mang ra cầu Thăng Long (khoảng cách 7 km), sau đó tăng dần khoảng cách đến sân bay Nội Bài (20 km) và cuối cùng là lên đỉnh núi Tam Đảo (50 km).

Hoạt động trong môi trường không phải trong phòng thí nghiệm đã giúp nhóm hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình và thu được nhiều kinh nghiệm thực tế. F-1 đã phát tín hiệu, liên lạc thành công với hệ thống trung tâm.

FSpace đã ra lệnh được từ xa cho F-1 chụp ảnh, đo đạc các thông số về điện áp, nhiệt độ.

F-1 được "xuất ngoại" lần đầu tiên sang Nhật Bản vào ngày 14/3/2011 (đúng một ngày ngay sau trận động đất lịch sử) để thử nghiệm rung động (vibration test).

Thời điểm đó, ngay cả thủ đô Tokyo cũng bị cắt điện luân phiên, tuy nhiên, các giáo sư Nhật Bản vẫn ưu tiên giúp đỡ FSpace thử nghiệm F-1. Chạy máy thử nghiệm rung động rất tốn điện nên họ đã phải tạm dừng những hoạt động khác để ưu tiên cho nhóm. Cuối cùng, F-1 cũng đã trải qua kỳ thử nghiệm rung động thành công.

Tháng 11/2011, F-1 lại trải qua một chuyến đi dài nữa khi được chuyển sang Mỹ cho công ty đối tác là NanoRacks ở Houston, Texas, để chuẩn bị kỳ đánh giá an toàn bay.

Trong thời gian ở Mỹ, F-1 đã được di chuyển tới phòng thí nghiệm ở White Sands bang New Mexico để tiến hành những thử nghiệm cuối cùng trước khi trở lại Houston.

Tháng 6/2012, F-1 được chuyển sang Trung tâm Vũ trụ Tsukuba của Nhật Bản để chuẩn bị được lắp lên tàu vận tải HTV-3 cùng với 4 vệ tinh khác.

Và ngày 21/07 Vệ tinh F-1 đã được đưa thành công lên quỹ đạo theo tên lửa đẩy tại bãi phóng Tanegashima, Nhật Bản.

Anh Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng Nghiên cứu không gian Fspace, Viện nghiên cứu Đại học FPT chia sẻ: "Việc phóng vệ tinh là một mốc quan trọng. Tuy nhiên, với chúng tôi dự án vệ tinh F-1 chỉ thật sự được coi là thành công khi F-1 được thả ra ngoài không gian trong tháng 9 và thu phát được tín hiệu với trung tâm điều khiển tại trạm mặt đất".

Ngoài ra, F-1 còn mang theo một lá cờ Việt Nam thu nhỏ và thẻ nhớ chứa tên và lời nhắn của hơn 7,500 người tham gia chương trình "Gửi tên và lời nhắn lên vũ trụ trên vệ tinh F-1".

Đây là việc làm mang ý nghĩa biểu tượng với thông điệp "Không gian vũ trụ không còn quá xa xôi, chúng ta có thể làm được những điều tưởng như không thể nếu như có quyết tâm!".

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

(theo VTC New)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


FPT, Viettel muốn phát triển thì đầu tư cho R&D là đương nhiênThị trường CNTT lớn hơn năng lực doanh nghiệp
"Mobility có thể đem lại doanh số tới 15 triệu USD"Bí quyết săn học bổng tài năng trẻ
"Chỗ nào có CNTT sẽ có bóng dáng của FPT"FPT-Aptech công bố học bổng hơn 1 tỉ đồng
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11