Craig Barret: Với công nghệ, 25 năm là quá xa  
 

(Post 30/09/2006) Vị chủ tịch Craig Barrett của Intel đã chứng kiến vô số máy tính "đến và đi" trên bàn làm việc của mình trong suốt 25 năm qua. Ông đã sử dụng máy tính từ gần như tất cả những hãng máy tính có tên tuổi trên khắp thế giới trong những năm tháng làm việc cho Gã khổng lồ chip.

Intel đã gần như tuyệt vọng khi cố nhảy vào thị trường PC cao cấp, do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng chip nhớ Nhật Bản. Vì lẽ đó, hãng đã quyết định đầu tư vào vi xử lý PC, và thực tế đã chứng minh đó là một sự lựa chọn đúng đắn.

Giờ đây, Intel là kẻ thống trị thị trường chip PC và máy chủ. Bất chấp sự trỗi dậy mạnh mẽ của đối thủ AMD, Intel vẫn đang nắm giữ 73% thị phần.

Barret, người cầm cương Intel từ cuối thập niên 90 cho tới nay, đã dành một dịp hiếm hoi để nhớ lại quãng đường phát triển của thị trường PC, cũng như bàn luận về tương lai của nó.

Cỗ PC đầu tiên mà ông dùng là loại nào?

Barrett: Đó là chiếc Osborne, chiến tích của tôi sau một cuộc thi do Ben Rosen (cựu quan chức của Compaq) tổ chức. Hình thức của nó giống như một cái máy khâu cũ kỹ và già nua vậy.

Bắt đầu từ lúc nào thì ông nhận ra thị trường PC sẽ trở nên khổng lồ như hiện nay?

Barrett: Tôi cũng không chắc là khi chúng tôi khởi nghiệp - giữa thập niên 80 ấy - có ai đó dám nghĩ rằng thị trường PC sẽ đạt được đến tầm cỡ và quy mô này hay không. Bạn nghe thấy dự đoán từ rất nhiều nguồn rằng mục tiêu là đưa PC vào đến từng nhà. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Tuy nhiên 10 năm trước, chúng tôi bắt đầu dự thảo kế hoạch, không chỉ về định luật Moore và ngành công nghiệp bán dẫn đâu, mà bao gồm cả số lượng PC lẫn số người dùng Internet ... nữa. Phần lớn các dự thảo trong suốt 10 năm qua đều tỏ ra tương đối chính xác - tỉ như bạn sẽ bán được vài trăm triệu chiếc PC một năm, có hàng tỷ người truy cập vào Internet và thu được hàng nghìn tỷ USD từ thương mại điện tử chẳng hạn.

Yếu tố nào, theo ông là quan trọng nhất, làm cho thị trường PC cất cánh được?

Barrett: Tôi nghĩ đó chính là tính cơ động và linh hoạt của máy tính. PC không phải một cỗ máy cứng nhắc, toàn dây rợ và chỉ chạy những chương trình bó buộc. Khởi thủy của máy tính chỉ là công cụ xử lý văn bản và bảng tính, nhưng nó đã phát triển thành gì? Một tổ hợp truyền thông, một cửa ngỏ dẫn vào Internet. PC có khả năng tự tiến hóa và biến đổi theo thời gian - và đó chính là giá trị cơ bản của nó.

Trở lại thời điểm giữa thập niên 80, rõ ràng là Intel đã đặt cược rất lớn cho thị trường PC, chuyển từ sản xuất chip nhớ sang vi xử lý. Điều gì đã thuyết phục được hãng đưa ra quyết định đúng đắn này?

Barret: Có rất nhiều truyền thuyết về bước ngoặt này (cười). Trên thực tế, nếu bạn nhớ lại thời điểm đó, bạn sẽ thấy quyết định ấy là một chuyện tất yếu. Thị phần của chúng tôi trên thị trường DRAM sút giảm đáng kể (xưống dưới 10%). Trong trường hợp, Intel đã tỏ ra hoàn toàn tỉnh táo và thực tế về tương lai của mình. Hoặc là tiếp tục húc đầu vào một mảng kinh doanh không lấy gì làm khả quan cho lắm, hoặc là đầu tư cho một thị trường đầy tiềm năng nhưng mới chỉ bắt đầu.

Lịch sử của Intel là lịch sử của một kẻ phát minh, chuyên giới thiệu những công nghệ mới cho thị trường. Vì thế, sẽ là hợp lý nếu chúng tôi theo đuổi một công nghệ mới toanh và xem nó có thể mang lại những cơ hội nào, hơn là lẽo đẽo chạy sau một loạt đối thủ DRAM Nhật Bản.

Hãy tưởng tượng, nếu như IBM siết chặt hơn quyền kiềm soát nền tảng máy tính cá nhân và không cho phép Microsoft bán giấy phép hệ điều hành, thị trường PC, theo ông, sẽ như thế nào?

Barret: Suốt từng ấy năm, nét đẹp của thị trường máy tính lúc nào cũng là sự bình đẳng. Hãy nghĩ về nó như một sân chơi rộng lớn mà các đối thủ đều đứng dàn hàng ngang: Có nhiều hãng cùng cung cấp linh kiện, nhiều hãng cùng làm phần mềm, hệ điều hành, ứng dụng ....Sự cạnh tranh đã giúp công nghệ luôn tiến lên phía trước.

Ngược lại, nếu thị trường PC lại chứng kiến một sự độc tôn, một sân chơi "hàng dọc", chắc chắn, nó sẽ tiến hóa chậm hơn rất nhiều, cả về sức mạnh lẫn công năng. Hãy xem Apple như một ví dụ điển hình. Họ chơi theo một trục dọc xuyên suốt - độc quyền từ phần cứng, hệ điều hành cho đến ứng dụng, và kết quả là thị phần của họ rất khiêm tốn. Nhưng có vẻ như Apple đã nhận ra được điểm yếu này và họ hiểu cần phải "cầu thị" một tinh thần cạnh tranh hơn.

25 năm nữa, ông nghĩ thị trường PC khi ấy sẽ như thế nào?

Barrett: Một phần tư thế kỷ qua, chúng ta luôn tuân theo định luật Moore để tạo ra những con chip ngày càng rẻ, ngày càng nhỏ nhưng lại ngày càng mạnh.... Xu hướng ấy chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục. 10 năm trước, chúng ta từng nghĩ một cỗ laptop lý tưởng trông sẽ ra sao. Ai dám nghĩ nó sẽ mỏng chưa đến 1 inch, nặng chưa đến 1 pound, màn hình màu chống lóa, pin chạy cả ngày, đồ họa tuyệt đẹp cơ chứ?

10 năm sau, tôi mơ rằng laptop sẽ có thể cuộn tròn vào được. Nó không còn là một cục kim loại nặng nề mà mềm và dẻo như vải hay cao su vậy. Những cỗ PC tương lai trông sẽ hệt như BlackBerry nhưng giao diện Internet thì chuẩn hơn nhiều. Nhưng tôi không dám dự đoán cho 25 năm sau đâu. Với công nghệ, khoảng cách ấy là quá xa.

Trọng Cầm (Theo CNET)
(theo VietNamNet)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Hai câu chuyện ghi từ blogBa sinh viên Nga đoạt giải nhất cuộc thi lập trình quốc tế 2006
Nếu bạn muốn xây dựng một đế chế Google thứ hai... (Phần II)Nếu bạn muốn xây dựng một đế chế Google thứ hai... (Phần I)
Outsource sang Việt Nam: Giảm 30% chi phíBộ trưởng Tài chính Mỹ: "Sự học không thể kết thúc ở đại học..."
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11