Chất lượng giảng viên cho ĐH FPT, giải quyết theo hướng nào?  
 

(Post 05/12/2006) Để đảm bảo chất lựơng đào tạo đại học, việc xây dựng và đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố rất quan trọng. Đại học FPT tuy mới được thành lập nhưng đang quyết tâm đi theo một con đường riêng của mình. Vậy trường sẽ có cách làm gì để giải quyết vấn đề chất lượng giảng viên đang là một trong những bức xúc lớn nhất của giáo dục đại học Việt Nam? Chúng tôi đã có buổi trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thành, Hiệu phó phụ trách đào tạo của Trường Đại học FPT về vấn đề này.

Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thành, Hiệu phó phụ trách đào tạo của Trường Đại học FPT

PV: Giảng viên là một trong những thành tố rất quan trọng quyết định chất lượng đào tạo của một trường đại học. Xin ông cho biết, đội ngũ giảng viên giảng dạy trong trường ĐH FPT phải có những tiêu chuẩn như thế nào và sẽ được tuyển từ đâu?

TS.NKT: Giảng viên của trường được tuyển chọn theo một quá trình nghiêm túc. Trường yêu cầu các giảng viên phải luôn luôn cập nhật kiến thức và tham gia các kỳ thi, đồng thời chấp nhận sự đánh giá thường xuyên của Hội đồng khoa học và sinh viên. Riêng các giảng viên chuyên ngành phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực tế tại các công ty công nghệ thông tin lớn. Đa số giảng viên của Đại học FPT có bằng trên đại học, những ngườI chưa có bằng trên đại học đều đã có thâm niên giảng dạy.

Tập đoàn FPT với hàng ngàn chuyên gia CNTT hàng đầu Việt Nam là nguồn cung cấp giảng viên và trợ giảng chính cho các nội dung đào tạo chuyên môn. Ngoài ra, Trường cũng đã có các buổi làm việc trực tiếp với các chuyên gia đang học tập và công tác tại nước ngoài có nguyện vọng về làm việc tại Trường.

Giảng viên, chuyên gia nước ngoài sẽ chiếm một tỷ lệ đáng kể tại Đại học FPT. Phụ trách các bộ môn tiếng Anh, tiếng Nhật là người nước ngoài, có thâm niên giảng dạy và quản lý giảng dạy trên 5 năm. Chúng tôi cũng có các đối tác là các trường, tập đoàn hàng đầu thế giới nên chắc chắn sẽ nhận được sự cộng tác của các chuyên gia và giảng viên giỏi. Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên ĐH FPT sẽ được học ngoại ngữ với giảng viên nước ngoài và từ năm thứ 2, các môn chuyên ngành cũng sẽ được thực hiện bởi giảng viên nước ngoài.

PV: Trong thời gian qua có những thông tin cho rằng đội ngũ giảng viên của Đại học FPT gồm nhiều người trẻ, giỏi, có bằng cấp và nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực CNTT, nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy như ở các trường đại học khác. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này?

TS.NKT: Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ tháng 11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đưa ra một mục tiêu rất quan trọng là sẽ cấu trúc hoạt động đào tạo của các trường đại học theo 2 "phân ban": nghề nghiệp-ứng dụng và nghiên cứu, để đến năm 2010, 70-80% sinh viên sẽ học theo "phân ban" nghề nghiệp-ứng dụng. Trường Đại học FPT là nơi đầu tiên tuyên bố về định hướng đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng trong cương lĩnh hoạt động của mình (đào tạo định hướng công nghiệp), và chương trình đào tạo, lực lượng giảng viên của trường được xây dựng theo định hướng này. Phần lớn giảng viên của Trường là những người có trình độ trên đại học có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp CNTT.

Đây là điểm khác biệt quan trọng, cũng là thế mạnh của Đại học FPT so với các trường đại học đào tạo CNTT khác, nơi mà hầu hết lực lượng giảng viên có nhiều kinh nghiệm sư phạm nhưng chưa từng làm việc trong ngành bao giờ. Đào tạo CNTT của Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang đi theo hướng này. Rất tiếc là Trường chưa làm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo hiểu về tầm quan trọng của sự khác biệt này, và lãnh đạo Bộ vẫn coi trọng kinh nghiệm sư phạm chứ chưa coi trọng đúng mức kinh nghiệm chuyên môn, không thấy rằng đó là một trong các lý do khiến các doanh nghiệp đang phải đào tạo lại sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Cũng phải nói thêm một điều là danh sách giảng viên mà chúng tôi trình Bộ chỉ là những người đã có hợp đồng chính thức với FPT. Hiện nay, Trường đã và đang thu hút thêm nhiều giảng viên từ các trường đại học và các chuyên gia từ nước ngoài mong muốn được tham gia giảng dạy tại Đại học FPT, tuy nhiên do chưa thể sử dụng họ ngay (ví dụ như các môn chuyên ngành thì phải 1 năm nữa mới bắt đầu có lớp) nên chúng tôi chưa công bố danh sách này.

PV: Nhưng theo chúng tôi, trình độ sư phạm của giáo viên cũng là một yêu cầu rất quan trọng trong giáo dục. Vậy Trường Đại học FPT sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

TS. NKT: Một giáo viên giỏi tất nhiên phải đáp ứng được hai yêu cầu chính là chuyên môn và sư phạm. Hiện nay có một số tiêu chuẩn quốc tế về sư phạm như IBSTPI (International Board of Standards for Training, Perfomance and Instruction), chúng tôi đã cử người đi đào tạo ở nước ngoài về tiêu chuẩn sư phạm này, đồng thời cũng tiến hành một số lớp tập huấn về tiêu chuẩn này cho giảng viên. Cũng xin nói thêm là nhiều giảng viên các trường đại học tại Huế, Cần Thơ, Tp HCM tham dự các khoá tập huấn đã đánh giá rất cao về tiêu chuẩn sư phạm quốc tế này. Trong giáo dục đại học và trên đại học, chuyên môn là yếu tố tiên quyết quyết định chất lượng giáo dục và phải được ưu tiên hàng đầu. Giữa một người có 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp CNTT mà có ít kinh nghiệm giảng dạy và một người có 10 năm kinh nghiệm giảng dạy mà chưa một ngày thực tế trong ngành công nghiệp, chắc chắn chúng tôi sẽ chọn đối tượng thứ nhất. Hơn nữa, ngoài chuyên môn và sư phạm, Trường ĐH FPT còn yêu cầu các giảng viên phải có lòng say mê, tâm huyết với nghề và đặc biệt là phải chia sẻ được các giá trị và triết lý giáo dục của chúng tôi.

PV: Chính sách đãi ngộ mà nhà trường dành cho giảng viên tham gia giảng dạy tại trường là gì? Nhà trường có phương cách gì để chống lại các tiêu cực vẫn xảy ra không ít tại học đường Việt Nam liên quan đến điểm số hay thi cử.

TS. NKT: Chúng tôi quan điểm trả lương và các chế độ khác một cách xứng đáng cho giảng viên để họ có thể toàn tâm toàn ý vào công việc giảng dạy. Chỉ có như vậy cộng với cơ chế quản lý chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch, chúng tôi mới có thể đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như đẩy lùi được các vấn đề tiêu cực. Ở Đại học FPT, sẽ không có cơ hội và không có sự tha thứ cho bất cứ một hành động tiêu cực nào dù nó đến từ giảng viên, nhân viên hay cán bộ quản lý. Quy trình thi cử của sinh viên sẽ được thực hiện tập trung bởi ban khảo thí của trường chứ không phụ thuộc vào giáo viên của lớp.

PV: Được biết, việc thu hút các chuyên gia cao cấp, nhân tài người Việt từ nước ngoài trở về làm việc tại Việt Nam là mục tiêu theo đuổi từ lâu của nhiều cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, số lượng cá nhân này trở về Việt Nam làm việc vẫn còn rất ít. Vậy lý do nào để ông tin tưởng rằng Đại học FPT có thể thu hút được các chuyên gia người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài?

TS. NKT: Đây là việc rất khó vì với những chuyên gia đã và đang làm việc tại nước ngoài, chúng ta khó có thể thuần tuý lôi kéo họ về bằng chế độ đãi ngộ hay điều kiện làm việc. Hai điều kiện này là cần nhưng chưa đủ vì với hoàn cảnh Việt Nam, giữ được ở mức độ chấp nhận được đã khó chứ chưa thể nói đến cạnh tranh bình đẳng với các trường hay các công ty nước ngoài. Ngoài hai điều kiện này, còn cần phải tạo được môi trường, cơ chế để họ có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Và quan trọng hơn cả là phải tạo dựng được một ngọn cờ, một mục đích cao cả để họ tin tưởng và hết lòng đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, cho thế hệ trẻ và cả dân tộc Việt Nam.

Với những gì FPT đã làm được và với mục tiêu, tầm nhìn của Đại học FPT và cả Tập đoàn FPT, chúng tôi tin tưởng sẽ tìm được nhiều sự đồng cảm của các nhân tài Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước. Thực tế là chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều thư chia sẻ và nguyện vọng được cộng tác của các chuyên gia Việt Nam đang ở nước ngoài.

Cũng nhân dịp này, chúng tôi mong muốn được các nhà báo, các kênh truyền thông truyền tải giúp thông điệp này đến các tài năng, các chuyên gia CNTT và giáo dục ở khắp miền đất nước và ở nước ngoài: “Hãy cùng chúng tôi xây dựng một trường đại học đào tạo CNTT đẳng cấp quốc tế, góp phần thay đổi vị trí Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới”.

PV: Xin cảm ơn ông và chúc cho Đại học FPT có một sự khởi đầu thật tốt và thực hiện được “Khát vọng đổi thay” của mình.

H.A
(theo báo Hà Nội Mới)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Giới đầu tư: VN cần "chăm sóc" đặc biệt nguồn nhân lựcĐổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Phần 3: Những việc cần triển khai
Đổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Phần 2: Xu hướng học tập và vai trò hiệu trưởngĐổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Phần 1: Thế giới thay đổi - Giáo dục thay đổi
Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳngWTO - Giáo dục và sự thắng thua
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11