Lý do khiến hàng ngàn sinh viên ghi danh vào đại học FPT?  
 

(Post 09/12/2006) Đại học FPT ở Việt Nam vừa mới được phép tuyển sinh đã gặp ngay sự bất ngờ về số lượng sinh viên đăng ký. Một nhà mô phạm thuộc bộ giáo dục và đào tạo nhìn qua đó sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin hiện đại và nhu cầu sử dụng Internet trong giới học sinh sinh viên từ thành đến tỉnh.

Giới trẻ Việt Nam chào đón ông chủ tập đoàn điện toán Microsoft - hình mẫu mà giới trẻ năng động Việt Nam mơ ước vươn tới.

Ngay sau khi được Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo chấp thuận cho tổ chức tuyển sinh, Hội Đồng Tuyển Sinh của đại học FPT đã gặp bất ngờ lớn trứơc số lượng thí sinh đông đảo.

Sức hút thời Công nghệ Thông tin

Chỉ trong 4 ngày sau khi được cấp giấy phép, đại học FPT đã nhận được gần bốn ngàn đơn dự thi, khoảng 15.000 lượt truy cập vào website của trường để tìm hiểu.

Trước số lượng quá đông phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thông tin như vậy, đại học FPT phải tổ chức một ngày tư vấn trực tuyến qua Internet trong ngày gần đây.

Chị Hà, phóng viên Kinh Tế Thời Báo ở thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng chị không ngạc nhiên trước số thí sinh đăng ký xin thi vào FPT đông như vậy, bởi đây là một cơ sở kinh doanh phần mềm nổi tiếng mà nhà tỷ phú Microsoft Bill Gates từng ghé thăm trong chuyến viếng thăm Việt Nam hồi tháng Tư năm nay:

Chị Hà: Đó là một công ty tin học đầu tiên của Việt Nam về lập trình và cài đặt phần mềm mà giới trẻ Việt Nam thích lắm. Những cái mà Việt Nam đi thi và đạot gỉai là cũng từ lò FPT ấy mà ra.

Ông Bill Gates vừa rồi qua Việt Nam chủ yếu gặp hội FPT này đấy. Ông ấy ghé rồi thì giá cổ phiều ở đấy tăng vọt lên luôn. Với lại học trò ra là có việc làm ngay, ưu tiên là cử nhân từ FPT ra đấy.

Mô hình trường học của tổng công ty

Một nhà mô phạm có chân trong Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, giám đốc Trung Tâm Việt Ngữ Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội, trình bày quan điểm về điều mà ông gọi là tình hình bùng phát của đại học FPT mới mở, đồng thời phân tích về ngành giáo dục công nghệ thông tin đang trên đà phát triển ở Việt Nam.

Đối với ông, trường hợp FPT không phải là mới mẻ bởi Việt Nam đã có khoảng 20 đại học tư thục kiểu đó. Tuy nhiên cái mới ở đây là do một tổng công ty đứng ra thành lập chứ không phảo do các cổ đông đơn giản hùn vốn vào để làm với nhau, đó là nét đặc thù của đại học FPT.

Hiện nay ở trong nước bất cứ mở ngành nghề gì từ trung cấp đến đại học đều có học sinh đăng ký đi học. Việt Nam thì chưa đủ trường lớp mà những cơ hội học tập kể cả học nghề cho tới cao đẳng và đại học đều tạo cho các em cái vị thế tốt hơn trong xã hội, tìm kiếm công ăn việc làm tốt hơn, khả năng thăng tiến tốt hơn trong cuộc sống.

Không những FPT mà tất cả những đại học khác số lượng học sinh thi vào rất lớn. Vì là một trường đại học mới, FPT cần nhiều năm để chứng minh cái vị thế của mình trong làng đại học Việt Nam.

Thực tế ứng dụng tại Việt Nam

Cái tên của một trường đại học cần phải có rất nhiều năm để xây dựng và khẳng định uy tín chứ không có nghĩa là có công ty, có tiền rồi thành lập ra là trường đó đã tốt ngay.

Tóm lại còn phụ thuộc vào chiến lược hoạt động, chương trình đào tạo, khả năng thu hút các giảng viên giỏi, khả năng đầu tư các cơ sở và cam kết đối với chất lượng đào tạo.

Thanh Trúc: Thưa được biết vì số phụ huynh và học sinh muốn tìm hiểu quá đông nên FPT dự tính dành một ngày trả lời thắc mắc trực tuyến. Như vậy theo ông giải đáp trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến chẳng hạn có phải là sinh hoạt khá phổ biến ở trong nứơc và giúp nâng cao số người sử dụng Internet?

Ts Nguyễn Ngọc Hùng: Đúng thế là bởi vì công nghệ thông tin trong nước hiện phát triển rất là nhanh, có thể nói dân số sử dụng Internet trong giới thanh niên tăng rất nhanh từ thánh thị đến nông thôn. Ở nông thôn gần như làng xã nào cũng thấy năm ba cái trạm gọi là Internet cà phê rồi các quán Internet để cho thanh niên học sinh sử dụng.

Thanh Trúc: Xin được hỏi tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng là thỉnh thoảng nhà nước thường nhắc lại quí định kiểm soát việc sử dụng Internet bằng cách khuyến cáo chủ các quán Internet caphê phải nắm được lý lịch của ngừơi lên mạng, kiểm soát xem ngừơi lên mạng truy cập những gì, điều này ảnh hưởng thế nào tới khuynh hướng sử dụng Internet nơi ngừơi trẻ để học hỏi, trao đổi thông tin hay liên lạc nói chuyện với nhau không?

Ts Nguyễn Ngọc Hùng: Theo tôi thì hoàn toàn không trở nại gì cho các em sử dụng Internet. Cái này là chỉ chống child pornography, tức phim ảnh thiếu nhi khiêu dâm và những nội dung độc hại. Nha cung cấp dịch vụ nếu không có ý thức về giáo dục và trách nhiệm thì có thể đưa những nội dung độc hại vào.

Tôi nghĩ việc này thì nhiều quốc gia đã có biện pháp ngăn cấm kiểm soát các nha dịch vụ truy cập những mạng không hợp với chuẩn mức đạo đức và tập quán của địa phương. Còn về truy cập các thông tin, vào các thư viện điện tử thì từ Việt Nam hầu như không có một khó khăn gì cả.

Thanh Trúc: Theo ý ông thì trong giai đoạn bùng phát công nghệ thông tin , sử dụng computer và truy cập Interenet như hiện tại ở Việt Nam thì nhà nứơc nói chung và Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo nói riêng có thể làm gì hơn để đáp ứng nhu cầu đó của ngừơi trẻ trong nước?

Ts Nguyễn Ngọc Hùng: Bộ Giáo Dục đã có chương trình đưa việc đào tạo công nghệ thông tin vào tất cả các cấp học. Chúng tôi cũng đang tìm kiếm nguồn vốn và nguồn tài trợ từ ácc nới để xây dựng cái mạng SchoolNet nhằm cung cấp tất cả những chương trình học tập rồi các phần mềm, luyện tập các kỹ năng, đặc biệt nữa là dạy các môn học bằng tiếng nứơc ngoài.

Tôi lấy ví dụ dạy Toán, Vật Lý, Hoá Học, Công Nghệ Thông Tin bằng tiếng Anh ở trên mạng, phục vụ cho học tập và nghiên cứu của học sinh sinh viên cả nứơc. Đây là cả một nổ lực lớn, đòi hỏi nguồn đầu tư và sự xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối tốt, chắc chắn cũng phải có một thời gian nữa.

Tuy nhiên Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo cùng Bộ Bưu Chính Viễn Thông đã ký một thỏa thuận, qua đó Bộ Bưu Chính Viễn Thông sẽ cung cấp với mức phí thấp nhất dành cho giáo dục để hổ trợ cho các trường tiểu học, trung học, cơ sở phổ thông và cơ sở giáo dục có thể có được đường truyền Internet ADSL tốc độ cao và tốc độ truy cập đó giúp học sinh học tập tốt hơn.

Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, tiện đây xin hỏi ông là trong ngôn ngữ của công nghệ thông tin ngừơi trẻ trong nứơc khi thì sử dụng từ tiếng Việt như truy cập, lên mạng, trang nhà, tải xuống…và cũng lắm ngừơi sử dụng tiếng Anh như download, upload, website, retrieve informations… Điều này có gây trở ngại không và có nên thống nhất không?

Ts Nguyễn Ngọc Hùng: Hiện có hai xu hướng: một phần trong các báo có đông độc giả kể cả độc giả ở nông thôn và những vùng sâu vùng xa thì có một cố gắng Việt hoá cho ba con dễ hiểu.

Tuy nhiên trong các tạp chí khoa học rồi các tạp chí chuyên ngành, trong khẩu ngữ sử dụng của dân “ghiền máy tính” thì thường họ không chuyển ra tiếng Việt mà dùng luôn tiếng Anh hoặc có khi đọc lái đi một chút cho dễ sử dụng.

Tôi thấy đó là những thuật ngữ trong giới computer, tức dân công nghệ thông tin, họ hoàn toàn không khó khăn không trở ngại khi sử dụng để giao tiếp và để hiểu nhau.

Đại học FPT có hai trụ sở chính ở hai thành phố lớn trong nứơc. Trường FPT ở quận Mỹ Đình, Hà Nội và Học Viện Quốc Tế FPT ở quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Chất lượng giảng viên cho ĐH FPT, giải quyết theo hướng nào?Giới đầu tư: VN cần "chăm sóc" đặc biệt nguồn nhân lực
Đổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Phần 3: Những việc cần triển khaiĐổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Phần 2: Xu hướng học tập và vai trò hiệu trưởng
Đổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Phần 1: Thế giới thay đổi - Giáo dục thay đổiCuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11