(Post 16/12/2006) Năm 1999, một cuộc họp nội
các Nhật đã xác định việc chuyển đổi đại học quốc gia thành công ty quản
trị độc lập là một trong những biện pháp cải cách đại học quốc gia, đặc
biệt về vấn đề quyền tự chủ của các trường đại học. Ý tưởng cơ bản nằm
sau kế hoạch chuyển đổi là nhằm giúp các trường này có sức thu hút và
có tính đặc thù nhờ cơ chế hoạt động độc lập trong quản lý và tài chính.
Một lớp
học tại Trường Đại học Tokyo |
|
Đại học quốc gia hoạt động theo mô hình công
ty
Trước đây, các trường đại học quốc gia ở Nhật về cơ bản
được xem như là một tổ chức của nhà nước. Các hoạt động nghiên cứu và
giáo dục phụ thuộc phần nhiều vào ngân sách nhà nước.
Nhân sự và tổ chức của các trường đại học quốc gia đều
nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Điều này đã khiến nhà trường bị hạn
chế trong công tác quản lý và chi tiêu dẫn đến kìm chế sự sáng tạo và
phát triển của các trường. Chẳng hạn mỗi lần muốn tái tổ chức, thuyên
chuyển công tác nhân sự, nhà trường phải xin ý kiến của Bộ Giáo dục, văn
hóa, thể thao, khoa học và kỹ thuật Nhật (MEXT). Các quy định tiền lương
đã có sẵn, do đó nhà trường không thể đưa ra mức lương cao hơn quy định
để mời những nhà nghiên cứu giỏi về làm việc. Nhà trường cũng không thể
linh động điều phối chi tiêu cho những kế hoạch dài năm do ngân sách nhà
nước chỉ được cấp theo từng năm.
Năm 1999, một cuộc họp nội các Nhật đã xác định việc
chuyển đổi đại học quốc gia thành công ty quản trị độc lập là một trong
những biện pháp cải cách đại học quốc gia, đặc biệt về vấn đề quyền tự
chủ của các trường đại học.
Ý tưởng cơ bản nằm sau kế hoạch chuyển đổi là nhằm giúp
các trường này có sức thu hút và có tính đặc thù nhờ cơ chế hoạt động
độc lập trong quản lý và tài chính.
Đây là kế hoạch cải cách mạnh mẽ của MEXT mà người ta
ví đó như là vụ nổ Big Bang đối với các trường đại học quốc gia. Theo
Luật Công ty đại học quốc gia, các quy định về ngân sách và nhân sự sẽ
được bãi bỏ nhằm giúp tăng cường cạnh tranh và bảo đảm tính tự chủ của
mỗi trường. Các trường đại học sẽ đưa ra các chương trình nghiên cứu và
giáo dục có sức thu hút. Quản lý trường đại học tuân theo mô thức quản
lý như ngành kinh tế tư nhân. Người đứng đầu vị trí quản lý là chủ tịch
hội đồng quản trị của công ty đại học. Chủ tịch hội đồng quản trị do một
ủy ban bầu chọn trong đó bao gồm cả các chuyên gia ngoài trường đại học
tham gia. Thành viên hội đồng quản trị cũng sẽ bao gồm cả những người
ngoài trường đại học. Do đó, việc tuyển dụng nhân sự cũng có thể linh
động và đa dạng hơn. Các trường cũng có thể mời người nước ngoài đảm nhận
các vị trí quản lý.
Lợi nhuận tăng
Hàn Quốc:
Đại học quốc gia Seoul (SNU) là một trong số ít
trường đã có những bước khởi đầu để chuyển trường hoạt động theo
mô hình công ty. 96% giáo sư ở SNU đồng tình thay đổi cơ chế quản
lý nhà trường nhằm cải thiện tính cạnh tranh quốc tế. Ngoài SNU,
Đại học quốc gia Ulsan và Đại học quốc gia Incheon cũng đang xem
xét kế hoạch chuyển đổi thành công ty.
|
Đến tháng 4.2004, tất cả trường đại học quốc gia ở Nhật
đều chuyển đổi thành công ty đại học quốc gia. Thay đổi lớn nhất về nhân
sự là tập thể nhân viên của đại học không còn là công chức nữa và không
còn lệ thuộc vào nhà nước.
Nhà nước chỉ còn chức năng đánh giá chất lượng, thành
lập và đóng cửa trường đại học và cung cấp nguồn ngân sách cần thiết cho
mỗi công ty đại học quốc gia dựa trên đánh giá của bên thứ ba. Mỗi trường
đại học phải soạn dự thảo các mục tiêu và kế hoạch hoạt động trong sáu
năm để nộp cho MEXT. Sau đó, MEXT xem xét và sửa chữa bản dự thảo này
nếu cần thiết. Sau khi phê duyệt, MEXT sẽ gửi trả bản dự thảo này cho
các trường. Ủy ban đánh giá Công ty đại học quốc gia sẽ đánh giá dự thảo
này. Dựa vào bản đánh giá này, nhà nước sẽ quyết định phân cấp ngân sách
trọn gói cho hoạt động sáu năm tới của công ty đại học.
Thay đổi lớn nhất về quản lý nội bộ là các công ty đại
học quốc gia có hội đồng quản trị, hội đồng nghiên cứu và giáo dục trong
đó Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền lực cao nhất. Hội đồng
nghiên cứu và giáo dục chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiên cứu và
giáo dục trong khi hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản lý. Hoạt động
theo kiểu công ty đã giúp cho các đại học quốc gia ở Nhật cải thiện năng
lực hoạt động. Năm 2005, theo một báo cáo, 87 trường đại học quốc gia
chuyển đổi thành công ty đã thành công trong việc giảm tổng số tiền trả
lương được 13,7 tỉ yen (1.836 tỉ đồng VN) và kiếm được 11,8 tỉ yen (1.580
tỉ đồng VN) từ bản quyền sáng chế. Kết quả, các trường này đạt được khoản
lợi nhuận tổng cộng 71,6 tỉ yen (9.600 tỉ đồng VN).
Điều đáng ngạc nhiên hơn là Đại học Tokyo đã nhận được
Công ty Thông tin đầu tư và xếp hạng của Nhật xếp hạng mức tín dụng cao
nhất AAA vào tháng 9.2006. Nói cách khác, trường đại học này đang nằm
ở mức ngang hàng với tập đoàn ô tô Toyota về bậc tín dụng. Đại học Tokyo
được xếp hạng thứ 16 trong thứ hạng các trường đại học có chất lượng trên
thế giới trong lần đánh giá của tạp chí Newsweek (Mỹ) vào tháng 8.2006.
(Theo Korea Times, Korea Herald, mext.go.jp)
H.T
(theo Thanh Niên Online) |