Giáo dục thời WTO: Để người học có quyền sửa sai  
 

(Post 20/12/2006) Tại diễn đàn QH mới đây, các đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyện Thiện Nhân về “tự chủ ĐH”. Nền GDĐH của VN sẽ phát triển như thế nào trong cơ chế thị trường? Vai trò chủ động hội nhập của từng trường sẽ tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực nhưng cũng cần đến bàn tay “điều phối” của cơ quan quản lý ra sao? Người học sẽ phải chuẩn bị những gì nhằm thích ứng với xu thế mới - tự do hơn và nhiều lựa chọn hơn? SVVN đã phỏng vấn TS Lê Trường Tùng - Hiệu trường trường ĐH FPT để tìm câu trả lời.

Hãy để thị trường quyết định!

Thưa ông, việc đầu tư thành lập ĐH FPT có phải là một động thái “đón đầu” sự kiện VN gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO)?

Trước hết, chủ trương thành lập ĐH FPT xuất phát từ một nhu cầu đơn giản: FPT luôn ở trong tình trạng thiếu hụt nhân lực. Trước đây, vấn đề là phải có vốn, có thị trường; còn bây giờ là thiều nhân lực, nhất là nhân lực công nghệ cao. Vào WTO, thị trường sẽ mở ra rất rộng, vốn cũng không phải là vấn đề quá khó. Nhưng nhân lực thì không phải muốn là có ngay được hay có thể trông chờ vào may mắn.

Bên cạnh đó, các nền tảng pháp lý cũng đã chín muồi. Luật Giáo dục 2005, ngoài việc nhấn mạnh tính tự chủ của các trường, đã không còn “cấm thương mại hoá hoạt động giáo dục”. Rồi Quy chế ĐH tư thục được ban bố, chấp nhận các cơ sở giáo dục có thể hoạt động như các công ty. Tiếp nữa, cuối 2005, có một nghị quyết quan trọng của Chính phủ (NQ số 14/CP) về đổi mới cơ bản, toàn diện GDĐH VN. Nghị quyết khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các ĐH, đảm bảo cơ chế tự chủ để các trường cso thể phát triển được. Và vừa rồi, vào WTO thì mọi việc càng trở nên rõ nét: vấn đề liên quan đến GD – ĐT, cuối cùng, lại do Bộ Thương mại công bố. Bản thân công việc liên quan đến GD – ĐT là một hoạt động thương mại và nó được tính là một trong 12 ngành dịch vụ mà các nước cần cam kết nhằm tạo ra trường, hành lang pháp lý chùng để làm việc với tất cả các nước thành viên.

Như vậy, giáo dục “hậu WTO” được coi là một thị trường tiềm năng?

Thực tế, những năm qua, số lượng SV ĐH tăng trưởng rất nhanh nhưng tính tỉ lệ SV/vạn dân thì vẫn còn là thấp so với nhiều nước.Hiện tại, khả năng đáp ứng của hệ thống ĐH hiện nay không theo kịp nhu cầu học. Hầu hết HS tốt nghiệp THPT đều thi ĐH, CĐ. Chỉ tiêu hằng năm là một con số đã biết. Chưa thi cũng có thể biết được năm nay bao nhiêu sẽ đỗ, bao nhiêu sẽ trượt, theo nguyên tắc lấy điểm từ trên xuống cho đủ số lượng cần thiết. Tóm lại, đó là cách thức quản lý theo chất lượng: giỏi tôi lấy nhiều, dốt tôi lấy ít. Như mấy năm gần đây, tỉ lệ SV đậu ĐH chỉ khoảng 25%. Và mỗi năm có khoảng 800 nghìn HSPT tốt nghiệp xong, trượt ĐH, tạo nên một hiện tượng XH không mong muốn, đó là rất đông thanh niên bị mặc cảm thất bại. Số đông thất bại ấy, sang năm có thể phải lặp lại thất bại thêm một lần nữa. Tôi cứ giả sử cả một triệu HS giỏi hết thì cũng vẫn cứ có ¾ số người phải trượt.

Nếu người ta muốn học, người ta có tiền thì tại sao mình không tạo điều kiện? Tất nhiên, tốt nghiệp được hay không, lại là chuyện khác. Bởi mỗi trường phải giữ uy tín của mình, sao cho mỗi người cầm tấm bằng của mình ra ngoài xã hội đều là những người thực sự chất lượng. Vào được mà không tốt nghiệp được thì người học phải nghĩ nhiều hơn đến sự nỗ lực của bản thân. Sân chơi la bình đẳng. Nếu tất cả SV đều giỏi thì sẽ đều tốt nghiệp.

Vậy theo ông, nhà nước sẽ phải làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực như chạy theo lợi nhuận, bất chấp chất lượng – vốn đã và có thể sẽ xảy ra, ngay cả khi chúng ta tham gia thị trường giáo dục toàn cầu?

Vào WTO song một số nước không mở cửa thị trường giáo dục. Thí dụ như Trung Quốc (TQ): không chấp nhận cho nước ngoài mở trường 100% vốn ở TQ; không cho phép các trường tự xác định mức học phí; cho phép liên doanh nhưng không cho phép hiệu trưởng là người nước ngoài; không cho phép qua hệ hợp tác liên doanh hoạt động theo cơ chế lợi nhuận… VN mình thì “mở” tương đối mạnh dạn. Và người ta đánh giá đó là quyết tâm của VN nhằm thay đổi nhanh chất lượng giáo dục, trong một thời gian ngắn. Với một thị trường mà số người có nhu cầu học đông thì đây là biện pháp cực kỳ quan trọng. Bởi vì thực tế, tất cả những gì mình định làm thì thường kéo rất dài: 5, 10, thậm chí có khi tới 20 năm… Mà trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, quá trình hàng chục năm như thế là quá dài. Tất nhiên, thay đổi nhanh có những chỗ hổng phải trả giá. Nhưng nếu VN bắt chước người ta, tự mình làm mà làm chậm và đợi đến 2020 mới có chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục thì cái giá phải trả sẽ còn lớn hơn. 15 năm là quãng thời gian đủ để một nước từ xuất phát điểm thấp vươn lên đến một đỉnh cao nhất định, nếu đi đúng hướng.

Theo Bộ GD-ĐT, hiện có 20 đề án thành lập trường ĐH đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc và đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, chuẩn bị đội ngũ giảng viên để đáp ứng các điều kiện hoạt động. Trong số này, có tới 15 trường là ĐH tư thục. Ngoài ra, trong 10 đề án thành lập các trường ĐH khác đang trong giai đoạn hoàn thành thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cũng có 4 trường ĐH tư thục.

Các bạn sẽ có quyền được sửa sai

Các trường ĐH, nhất loạt đều đang đòi hỏi tự chủ. Nếu việc tự chủ không được đáp ứng thì liệu có dẫn đến nguy cơ GDĐH bị tụt hậu không, thưa ông?

Ngày trước, phát triển như thế nào, do Bộ GD-ĐT quy định. Bộ điều phối tất cả. Còn bây giờ, khi có những thay đổi, muốn hay không các trường cũng đều phải tự chịu trách nhiệm về sự tồn tại của mình. Hiện nay, một loạt các trường tư đã ra đời. Sắp tới, một loạt các trường nước ngoài cũng sẽ nhảy vào và sẽ làm nên một cuộc cạnh tranh thực sự: ai cũng muốn có SV tốt, muốn trở thành trường danh tiếng, muốn thu hút được mức học phí tương ứng với chất lượng… Những trường không theo guồng quay đó sẽ rất khó tồn tại.

Tôi lấy làm lạ khi nhiều người, kể cả một số quan chức cấp cao vẫn hình dung học ĐH là vào trường rồi sẽ phải theo đến tận cùng, không có đường lui. Nhưng chỉ một thời gian nữa thôi, thực tế sẽ thay đổi toàn bộ quan niệm ấy. SV học một học kỳ thấy không thích, không phù hợp hay chất lượng tồi thì có thể bỏ để sang học trường khác. Bởi vì khi đó, các trường được tương đối chủ động trong tuyển sinh và SV được tự do hơn trong lựa chọn. Chúng ta cứ nói hướng nghiệp nhưng làm thế nào để một HS mười mấy tuổi ý thức được hết tất cả về nghề nghiệp tương lai? Học rồi mới thấy nó không giống như mình hình dung, nó khó quá… Phải cho các bạn trẻ cơ hội được điều chỉnh, sửa sai và nên coi đó là chuyện bình thường. (Hiện nay, SV muốn chuyển trường hay học hai trường cùng lúc phải được sự đồng ý của hiệu trưởng). Cơ chế mở sẽ là một thách thức cho các trường hay học hai trường: không có SV thì không có nguồn thu, không có nguồn thu thì không thể đầu tư để phát triển… Rất khác với hiện nay là không ai “chết cả” nhưng ai cũng nhàng nhàng, không nâng lên được.

Nhưng dường như cơ quan quản lý nha nước vẫn chưa thật sự quyết liệt trong việc giao quyền tự chủ cho các trường?

Các trường thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong cách thức quản lý của nhà nước, theo hướng xác định hành lang pháp lý để các trường tự chủ trong hành lang đó. Khác với bây giờ là đặt các trường lên đường ray, cứ thế mà chạy, không cựa quậy gì được. Tuy nhiên, cái khó là làm sao xây dựng được một hành lang thật hợp lý, giống như trong các doanh nghiệp hiện nay. Nếu doanh nghiệp mà như một trường ĐH thì sản xuất bao nhiêu cũng phải đi xin, bán giá bao nhiêu, bán cho ai, thậm chí bán cái gì… Cũng phải đi xin nốt, đi hỏi thì làm sao phát triển được? Tôi nhớ, ngày bỏ sổ gạo thì cũng nhiều người lo lắng: ngộ nhỡ họ có tiền chạy ra mua hết gạo thì sao? Nhưng rốt cuộc, mọi chuyện như thế nào, chũng ta đều đã rõ.

Xin cảm ơn ông

Kiều Hải (thực hiện)
(theo Sinh ViênViệt Nam)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Nhật Bản: Mở rộng quyền tự chủ cho đại học quốc giaLý do khiến hàng ngàn sinh viên ghi danh vào đại học FPT?
Chất lượng giảng viên cho ĐH FPT, giải quyết theo hướng nào?Giới đầu tư: VN cần "chăm sóc" đặc biệt nguồn nhân lực
Đổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Phần 3: Những việc cần triển khaiĐổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Phần 2: Xu hướng học tập và vai trò hiệu trưởng
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11