Xóm tôi thời điện tử - chương 4  
 

(Post 25/01/2006) Họ cùng nhau sở hữu một hộp thư điện tử và đưa đầy đủ thông tin về ngôi nhà của mình lên mạng: nhà ở đâu, có bao nhiêu phòng, tiện nghi ra sao, cửa sổ có quay ra hồ nước hoặc công viên không..., cùng các thông tin về môi trường xung quanh của ngôi nhà, và quan trọng nhất là lúc nào thì chủ nhà... vắng mặt. Có các thông tin này rồi, họ sẽ cùng nhau lên lịch phân công nhau đi du lịch, người này đến ở nhà người kia, đỡ tốn kém tiền thuê khách sạn…

Chương 4: Du lịch hàng đổi hàng

Một buổi chiều hè, anh Trần rủ tôi ghé thăm cô Lan xem dạo này tình hình cô thế nào, thì thấy cô đang chăm chú ngồi trước máy vi tính, hai mắt chớp chớp dõi theo màn hình, tay bấm chuột lia lịa. Khi chúng tôi cất tiếng chào, cô chỉ hơi nghiêng người trên chiếc ghế xoay. Cô vừa chào lại, vừa hỏi: “Thế cuối tuần này, hai anh có đi du lịch hàng-đổi-hàng với cô và em Hương không?”, khiến đến cả anh tiến sĩ Trần cũng ngây ra, không biết trả lời thế nào. Tôi mạnh dạn thưa: “Thưa cô, hai anh em chúng cháu cũng có sở thích đi du lịch, nhưng không biết buôn bán, hàng họ gì đâu ạ”. Cô Lan cười khanh khách cho cái sự “nghệt” của tôi. Thì ra, cách đây hai tháng, cô Lan lên mạng và đăng ký tham gia vào Hội Bốn phương tám hướng. Chẳng phải cái hội này có bốn ông tên Phương và tám bà tên Hướng. Nó là hội của những người bạn yêu thích du lịch. Họ cùng nhau sở hữu một hộp thư điện tử và đưa đầy đủ thông tin về ngôi nhà của mình lên mạng: nhà ở đâu, có bao nhiêu phòng, tiện nghi ra sao, cửa sổ có quay ra hồ nước hoặc công viên không..., cùng các thông tin về môi trường xung quanh của ngôi nhà: tình hình an ninh trật tự, sơ đồ các bến xe buýt, tàu điện ngầm, cách thức mua vé lên xe, hàng xóm có trẻ con khóc đêm không..., và quan trọng nhất là: Lúc nào thì chủ nhà... vắng mặt. Có các thông tin này rồi, họ sẽ cùng nhau lên lịch phân công nhau đi du lịch, người này đến ở nhà người kia, đỡ tốn kém tiền thuê khách sạn. Chủ nhà có nghĩa vụ mua sẵn một tủ lạnh thức ăn đồ uống và đổ đầy bình xăng xe máy cũng như ô tô, để sẵn ở ga-ra. Mã số điện tử của chìa khóa nhà sẽ được thông báo trực tiếp qua điện thọai di động, trước lúc xuất hành, để tránh sự tò mò không cần thiết của người lạ. Yên tâm, mã số điện tử sẽ được đổi lại ngay sau khi khách du lịch rời khỏi căn nhà lên đường về nước

Cô Lan kể, đi du lịch kiểu trao đổi này cực tiện. Đã có lần cô tới nước X. vào buổi đêm, rủi cái là hôm đó bị mất điện (tôi liếc thấy hai má anh Trần đỏ bừng vì xấu hổ), nhưng hai mẹ con cô vẫn lẹ làng di chuyển bên trong căn phòng mà không gây ra bất cứ một sự đổ vỡ chai lọ hay bình hoa nào. Là vì cô đã được xem các đoạn vi-đê-ô cờ-líp của chủ nhà quay kỹ càng từng căn phòng rồi. Ban đầu, có người đặt tên cho kiểu du lịch này là phòng-đổi-phòng, nhưng về sau, các khách du lịch nắm được cả sở thích cá nhân của nhau, nên đã chu đáo chu đáo chuẩn bị sẵn cả đồ lưu niệm cho nhau, nếu có nhu cầu. Cô Lan thường phải mua sẵn cả mớ tượng gỗ cho các khách Đài Loan, túi thổ cẩm, bộ sưu tập nón lá tí hon cho mấy bà người Nhật, bát bộ khí giới của mười tám ban võ nghệ cho mấy cậu trai trẻ người Tàu, và thậm chí hơn một lần, cô phải mua cho một “ông bạn” Mỹ chục lọ… mắm tôm hạng nặng, hai chục lọ… tương Bần, vì ông này đã quá quen mồm. Thế nên, có gọi là du lịch hàng-đổi-hàng thì cũng chả oan tẹo nào.

Cô Lan kể, nhờ đi du lịch mà cô đã xuất được mỗi tháng mấy trăm công-ten-nơ măng tre tươi sang châu Âu. Số là một lần cô để măng ở nhà, các ông khách Tây Ban Nha ăn thử thấy ngon, đã đặt cô cả thùng mang về. Không ngờ bên ấy, ai cũng hỏi mua. Hiện giờ, cô đang tổ chức ứng vốn cho nông dân trồng giống tre Lào chuyên lấy măng. Giống tre này mọc được trên đất khô cằn, ít phải tưới tắm chăm bón, nhanh ra măng, măng lại to bự và được giá lắm. Cô cho quảng cáo cấp tập trên mạng là phụ nữ châu Âu ăn nhiều măng sẽ trẻ ra, chống mọi loại ung thư (chắc trừ bệnh ung thư… túi), nên hàng bán quá chạy.

Cô Lan còn nảy ra sáng kiến tổ chức một hộp thư điện tử tương tự trong thành phố. Cô bảo, chắc chắn có nhiều người muốn tham gia vì những ưu điểm rõ rệt của cách sống này. Sợ bị người khác cười, ai cũng sẽ dọn dẹp, sắp xếp lại cho ngôi nhà của mình gọn ghẽ hơn, mỹ thuật hơn. Khi ra đường, mọi người cũng sẽ nhũn nhặn với nhau hơn: biết đâu đấy, ngày mai tôi sẽ đến ở nhà anh thì sao? Vả lại, lâu lâu được đổi ở nhà khác, nó mới mẻ thế nào ấy. Còn việc người khác đến ở nhà mình cũng có cái lợi. Vớ được ông (hay bà) kiến trúc sư chẳng hạn, tự nhiên mình sẽ được những góp ý quý báu về việc xếp cái tủ ở đâu, đặt cái tủ lạnh chỗ nào cho hợp lý, v.v… Bụt chùa nhà đâu có thiêng! Mình ở mãi trong một ngôi nhà, ít khi nhìn thấy những sự bất hợp lý. Phải có người ngoài góp ý vào. Chỉ có điều, cho mượn là cho mượn nhà, chứ quần áo ai người nấy mặc, không thì bệnh ngoài da có cơ phát triển. Được lợi nhất là đám diễn viên. Họ chả phải đi thuê hiện trường, phim trường làm gì cho vất vả tốn kém. Mỗi khi nhận một vai nghèo khổ, cứ truy cập vào mạng và đánh dấu ô “Sẵn sàng trao đổi chịu thiệt” là họ được phép dọn đến một ngôi nhà khu ổ chuột, tha hồ mà quay phim.

Theo Tin học Đời sống – còn nữa


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Xóm tôi thời điện tử - chương 3Xóm tôi thời điện tử - chương 2
Xóm tôi thời điện tử - Chương 1Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam
Cầu truyền hình trực tiếp California-Hà Nội-TPHCM về giáo dục ĐHBill Gates nói về học đại học
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11