(Post 05/08/2006) "VN cần có những trường
học khuyến khích sự sáng tạo của học sinh như mở trường tư thục và áp
dụng một hệ thống thi cử độc lập. Cơ hội như vậy đang dành cho những nhà
đầu tư".
Một phụ
huynh chờ con bên ngoài phòng thi trong kỳ thi ĐH năm 2006. Ảnh:
LAD |
|
Tiến sĩ David Koh, chuyên gia nghiên cứu về chính trị
Việt Nam của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nhận xét như vậy trong bài báo
mới đây của ông.
Bài viết của TS David Koh đăng trên tạp chí của Viện
nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) ngày 28/6/2006 với tiêu đề: "Giáo
dục Việt Nam phải cải cách như thế nào"?. Dưới đây, VietNamNet giới
thiệu bài viết này.
Việc ông Nguyễn Minh Hiển không được tiếp tục bầu vào
chức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT không làm nhiều người ngạc nhiên. Trong những
năm qua, ông Hiển đã bị phê bình nhiều tại Quốc hội vì sự yếu kém của
hệ thống giáo dục và ông phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Người ta cho rằng, hệ thống giáo dục không tạo ra những
thợ lành nghề, những người tốt nghiệp không được trang bị đủ kiến thức
và không đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế.
SV tốt nghiệp ra trường phải học thêm bằng nữa mới có
thể xin được công việc tốt. Người ta chì trích nhiều nhất là học sinh
phải học quá nhiều: gia sư, học thêm ở trường đã khiến cho học thêm trở
thành một “nền công nghiệp”. Giáo viên cũng tận dụng cơ hội này để dạy
thêm. Thi cử đã trở thành hình thức để cho nhiều giáo viên có những hành
động không trung thực. Hàng năm, các kỳ thi tốt nghiệp trung học, kỳ thi
vào đại học đã gặp không ít gian lận, quay cóp.
Giáo dục là lĩnh vực cần phải đầu tư hàng đầu của bất
kỳ nước đang phát triển nào. Trong trường hợp của Việt Nam, tài chính
và sự đổi mới không hiệu quả là vấn đề lớn nhất và lỗi đã đổ lên đầu Bộ
trưởng.
Đổ lỗi cho Bộ trưởng có thể rất không công bằng. Bởi
vì, cuối cùng thì vẫn là toàn bộ hệ thống phải thay đổi, cải cách. Quản
lý hệ thống giáo dục không tách rời bối cảnh về chính trị và truyền thống
quản lý.
TS David
Koh |
|
Những rào cản đổi mới giáo dục
Dưới đây là câu chuyện về những rào cản làm chậm sự đổi
mới trong hệ thống giáo dục.
Hầu hết các bậc cha mẹ ở VN đều mong muốn con mình học
càng nhiều, càng lên cao càng tốt, thông thường là học hết đại học và
kiếm một công việc trong cơ quan nhà nước, cơ quan nước ngoài hoặc liên
doanh. Đây vẫn là tư duy của đạo Khổng. Có một trường ĐH Bách khoa nhưng
vẫn thiếu những kỹ thuật viên lành nghề.
Các chuyên gia kêu gọi Bộ GD-ĐT nhiều năm nay đào tạo
thêm nhiều kỹ thuật viên. Nhưng rất ít các trường cao đẳng kỹ thuật được
mở rộng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá.
Về điều này, nguồn lực và tầm nhìn chiến lược cần phải
được áp dụng và thuyết phục xã hội là có nhiều con đường dẫn tới thành
công.
Mong muốn của người VN: thà làm “thầy” còn hơn làm “thợ”
đã tạo áp lực lên hệ thống giáo dục. Đó là huy động nguồn lực để tạo ra
những con người lý thuyết hơn là có tay nghề.
Cuộc cạnh tranh vào đại học rất căng thẳng, dẫn đến
các bậc cha mẹ và học sinh đã phải ganh đua ngay từ những cấp học bậc
thấp, chọn vào những trường, lớp “tốp đầu” để chuẩn bị vào đại học dễ
dàng hơn.
Điều đó dẫn đến việc học sinh phải học gạo để đi thi
lấy điểm cao. 10 năm trở lại đây, lượng học sinh ra nước ngoài để lấy
bằng đại học tăng một cách khổng lồ. Rất dễ thấy các bậc cha mẹ chi 100
đến 200 đô la cho con học thêm từ bậc tiểu học tới trung học.
Họ cho con lao vào học thêm tiếng Anh tại các trung tâm,
nơi Tây ba lô từ các nước như Anh, Australia, Mỹ khi đi du lịch được tuyển
vào dạy, đơn giản chỉ vì họ là người bản xứ nói tiếng Anh.
Hơn tất cả là nhu cầu học cao học ngày càng tăng. Đào
tạo sau đại học còn kém xa so với tiêu chuẩn Tây Âu và và có một khoảng
cách lớn giữa những người được đào tạo sau đại học trong nước và nước
ngoài.
Đổi mới: Hai việc cần làm ngay
Dĩ nhiên, chính sách cần phải có là điều chỉnh sự cân
bằng giữa thầy và thợ cũng như mở rộng hệ thống giáo dục.
Người ta cho rằng sự cân bằng cần phải thay đổi để có
nhiều “thợ” hơn “thầy” vì những công nhân lành nghề đang rất thiếu trong
bối cảnh công nghiệp hoá nhanh chóng.
Chính vì thế, khu vực giáo dục ở VN đã đến lúc phải đổi
mới, không chỉ từ nguồn lực tài chính mà cả từ những giá trị của việc
học tập. Đào tạo nhiều thợ hơn để có nhiều kỹ thuật viên hơn là một chính
sách cần thiết không thể bỏ qua. VN không đủ nguồn lực ngân sách trong
một thời gian ngắn để cung cấp đủ nguồn nhân lực này cho công nghiệp hoá.
Điều này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặt nhiều nhà máy của
họ ở đây.
Nhưng cần có hai điều phải đổi mới nữa để tạo ra sự thay
đổi như mong muốn.
VN cần có những trường học khuyến khích sự sáng
tạo của học sinh.
Thị trường cho những trường học như vậy rất lớn và chính
phủ đã cho phép thành lập những trường tư thục. Những cơ hội như vậy đang
dành cho những nhà đầu tư.
Cơ hội thứ hai dành cho những nhà đầu tư nước ngoài gợi
ý chính phủ VN sẽ áp dụng một hệ thống thi cử độc lập,
cũng giống như sự liên kết giữa Bộ GD Singapore với ĐH Cambridge.
Đối với những nội dung kiến thức mang tính toàn cầu,
ở bậc trung học và sau trung học, những nhà tổ chức thi cử từ nước ngoài
sẽ ra đề và chấm điểm bên ngoài VN. Điều này sẽ loại bỏ những gian lận
thi cử đang ám ảnh ngành giáo dục Việt Nam.
Hương Giang- biên dịch
(theo VietNamNet) |