GS Nguyễn Văn Đạo, Chủ tịch Hội đồng khoa học tự nhiên VN, nguyên Giám đốc ĐHQG Hà Nội - Giáo dục đại học dưới góc độ kinh tế: tiền nào của ấy  
 

(Post 04/11/2006) Đại học FPT đang xác định học phí 4 năm vào khoảng 12.000 USD, ai cũng lè lưỡi, nhưng sinh viên con nhà nghèo học giỏi vẫn có thể theo học vì FPT bảo lãnh cho sinh viên nghèo, học giỏi, có chí tiến thủ vay tiền học và được cam kết ra trường có việc làm, lương khởi điểm từ 200 đến 400 USD. Với mức lương ngày càng tăng cao, dần dần họ có thể trả nợ được tiền học, còn kiến thức đạt chuẩn quốc tế sẽ mang đến những cơ hội nghề nghiệp có thể giúp họ đổi đời.

Không khí thoải mái trong dạy và học ở một trường tiêu chuẩn cao tại TP. HCM. Ảnh: Lê Quang Nhật

Thưa giáo sư, có người nói giáo dục cũng là một thứ dịch vụ. Xin GS cho biết ý kiến riêng của mình.

Giáo dục là một loại dịch vụ đặc biệt vì nó liên quan đến con người và cũng tuân theo quy luật thị trường. Mà đã là dịch vụ thì phải trả đúng giá trị nó mới phát triển được. Ví dụ, học phí đại học hiện nay chỉ vào khoảng 2 triệu/năm, chất lượng giáo dục thấp và bằng cấp không được các nước phát triển công nhận. Sinh viên muốn học tiếp ở nước ngoài phải thi lại, vẫn tốn thêm thời gian và tiền bạc. Nếu tính đúng thì học phí phải tăng gấp 5, gấp 10 lần, đi đôi với nó là tăng chất lượng giáo dục lên tương ứng, bằng cấp được công nhận trên thế giới. Không có nền giáo dục nào chi phí thấp mà chất lượng cao được.

Nhưng thưa ông, mới có 2 triệu đồng mà nhiều gia đình đã không thể lo cho con học đại học. Nếu tính gấp 5, 10 lần thì toàn bộ gia đình nghèo, con nông dân chắc chắn không bao giờ được đặt chân tới trường đại học?

Với những học sinh thuộc diện chính sách, học sinh nghèo học giỏi sẽ được xem xét miễn, giảm học phí, cấp học bổng hoặc cho vay tiền đi học, sau khi tốt nghiệp đi làm kiếm tiền trả. Muốn vậy phải thay đổi cả cơ chế tiền lương hiện nay của ta. Lương cần đủ để bù đắp chi phí cho bản thân và những người trong gia đình mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng. Ví dụ, Đại học FPT đang xác định học phí 4 năm vào khoảng 12.000 USD, ai cũng lè lưỡi, nhưng sinh viên con nhà nghèo học giỏi vẫn có thể theo học vì FPT bảo lãnh cho sinh viên nghèo, học giỏi, có chí tiến thủ vay tiền học và được cam kết ra trường có việc làm, lương khởi điểm từ 200 đến 400 USD. Với mức lương ngày càng tăng cao, dần dần họ có thể trả nợ được tiền học, còn kiến thức đạt chuẩn quốc tế sẽ mang đến những cơ hội nghề nghiệp có thể giúp họ đổi đời. FPT cũng dành 50 suất học bổng toàn phần cho học sinh giỏi. Đương nhiên FPT cũng phải mạo hiểm, chịu sự rủi ro, khi có người không trả nợ. Do vậy, họ phải giám sát chặt quá trình học tập của sinh viên.

Xoá bao cấp trong giáo dục là một cuộc cách mạng. Muốn có nền giáo dục đạt chuẩn quốc tế thì một loạt quan niệm về giáo dục cần phải thay đổi, ví dụ ở bậc đại học phải mở rộng đầu vào và kiểm soát chặt chất lượng đầu ra. Ở nước ngoài 80% học sinh có nguyện vọng học đại học được vào đại học, nhưng trong quá trình học tập họ sẽ bị loại nếu không đạt chất lượng và họ phải hết sức nỗ lực học tập mới tốt nghiệp nổi. Đấy là mô hình Hình chóp cụt. Ở ta, chỉ 20% vào được đại học, nhưng vào rồi thì yên chí sẽ tốt nghiệp cả thôi. Đó là mô hình Hình trụ, không có tác dụng thúc ép sinh viên nỗ lực học tập. Cũng cần nói thêm, ngày nay cơ hội học tập cho học sinh rất nhiều, như học nghề, học trung học chuyên nghiệp, học đại học từ xa, hoặc đi làm trước, học đại học sau, v.v... Đại học không phải là cánh cửa duy nhất để học sinh vào đời. Hơn nữa, nếu cho các trường đại học được quyền tự chủ đầy đủ thì sẽ có đua tranh lẫn nhau để nâng cao chất lượng, giảm chi phí đào tạo.

Trong năm 2007, sẽ tập trung chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên gắn với đổi mới phương pháp dạy và học, thực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo viên. (...)

Năm 2007 sẽ sửa đổi học phí đi đôi với đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo. Cũng trong năm tới, sẽ đổi mới cơ chế hoạt động, đề cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, trước hết là các ĐH. Cuộc vận động chống tiêu cực trong giáo dục sẽ được tiếp tục đẩy mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ở các nước, cơ chế cho vay đi học có từ rất lâu, nhưng họ quản lý bằng số thẻ an sinh nên ai có đồng nào trong tài khoản họ biết ngay để quản lý nợ. Còn ta thanh toán mọi thứ bằng tiền mặt, lấy gì làm cơ sở đòi nợ? Hơn nữa, người nghèo Việt Nam rất sợ mang nợ.

Tâm lý sợ mang nợ phải được xoá bỏ. Vay nợ cho con em mình đi học là cách làm khôn ngoan. Gia đình cần luôn luôn theo dõi, giúp đỡ, động viên con em mình học cho giỏi, sau này ra đời có việc làm, có thu nhập sẽ trả nợ. Phải phát triển một tâm lý mới: dám vay để đi học và quyết làm việc để trả nợ.

Ở ta chưa có hệ thống quản lý thu nhập của người dân chặt chẽ như các nước. Song, chả lẽ vì vậy mà ta chịu bó tay, không cho người nghèo vay tiền để đi học? Cách làm của FPT là một thí điểm đáng được mọi người ủng hộ. Tôi tin rằng các trường đại học khác cũng sẽ có nhiều sáng kiến về việc này. Nhà nước cần đóng vai trò chủ lực trong việc cho sinh viên nghèo, học giỏi vay tiền đi học.

An Nhiên thực hiện
(theo Sài Gòn Tiếp Thị)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Tự chủ ĐH "đánh đổi" bằng trách nhiệm xã hộiBộ giáo dục hãy "cởi trói" cho các đại học
Tự chủ cho các trường đại học: Bao giờ?Cần lộ trình gấp rút trao quyền tự chủ cho trường ĐH
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Hồng Quân: FPT "xé rào" hay muốn tồn tại "ngoài rào"?“Giao chỉ tiêu”
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11