Tôi đã sửa sai như thế nào? - nhân đọc bài: “Giáo dục thời WTO: Để người học có quyền sửa sai”  
 

(Post 23/12/2006) Trên báo Sinh Viên Việt Nam số 48 (tuần lễ từ 29/11/2006 đến 6/12/2006) có bài “Giáo dục thời WTO: Để người học có quyền sửa sai” của tác giả Kiều Hải, phỏng vấn TS Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng trường Đại học FPT. Có thể nói bài phỏng vấn đã đề cập trúng vấn đề mà xã hội quan tâm về thực trạng công tác giáo dục bậc Đại học bấy lâu nay. Và tất yếu sẽ phải là: “Hãy để thị trường quyết định”, đặc biệt là “các bạn trẻ có quyền sửa sai”.

Ảnh Minh Họa: Một học sinh đặt câu hỏi tại buổi tư vấn tuyển sinh đại học - Liệu có bao nhiêu học sinh PTTH có được may mắn tham gia các buổi tư vấn này? Những em chọn nhầm ngành liệu còn cơ hội nào?

Sau khi đọc xong bài báo, tôi thấy rất hài lòng với phần trả lời của TS Lê Trường Tùng: “Sinh viên học một kỳ thấy không thích, không phù hợp hay chất lượng tồi thì có thể bỏ để sang học trường khác. Bởi vì khi đó, các trường được tương đối chủ động và sinh viên được tự do hơn trong lựa chọn. Chúng ta cứ nói hướng nghiệp nhưng làm thế nào một học sinh mười mấy tuổi ý thức được tất cả nghề nghiệp trong tương lai? Học rồi mới thấy nó không giống như mình hình dung, nó khó quá... Phải cho các bạn trẻ cơ hội được điều chỉnh, được sửa sai và coi đó là điều bình thường”. Đây là điều bất cập mà rất nhiều người muốn nói. Nhân đây, tôi cũng xin trình bày suy nghĩ của mình.

Lâu nay, chúng ta vẫn luôn trăn trở đi tìm lời giải thích cho câu hỏi: Vì sao sinh viên “mất lửa” trong quá trình học tập? Mà chỉ mới đó không lâu họ còn là một thí sinh hăm hở đi thi, phấn khởi và vui mừng, rạng rỡ khi trúng tuyển nhập học. Thì đây, phần trả lời của TS Lê Trường Tùng chính là lời giải chính xác và đúng bản chất nhất của câu hỏi trên. Quả thật, nhiều sinh viên đã “vỡ mộng” khi bước vào các kỳ học thực sự. Việc học trường mình đã trúng tuyển không giống như mình hình dung trước đó đã làm cho sinh viên thấy hụt hẫng và thiếu nhiệt tình học tập. Lâu dần là thành “mất lửa” trong học tập, phấn đấu. Bởi sinh viên nghĩ “Thôi thì đâm lao thì phải theo lao vậy”. Và còn bởi cơ chế “phải theo đến tận cùng” cũng làm cho sinh viên ít có điều kiện thay đổi, ít có cơ hội được điều chỉnh, được sửa sai.

Chúng ta điều biết, việc học tập để đạt kết quả tốt phải xuất phát từ ý thức tự nguyện, tự giác và nhu cầu, lợi ích thiết thân của người học. Cho nên, việc học một cách gượng ép, miễn cưỡng, đã “trót” thi vào thì học cho xong trách nhiệm, cho hết chương trình, không có sự lựa chọn khác sẽ tất yếu không đạt kết quả như mong đợi cũng là điều dễ hiểu. TS Lê Trường Tùng đã chỉ ra chính xác rằng “Làm thế nào một học sinh mười mấy tuổi ý thức hết về nghề nghiệp tương lại?”.

Thật vậy, điều này rất khó với một học sinh phổ thông chập chững trước ngưỡng cửa phải lựa chọn nghề nghiệp. Thành ra việc lựa chọn trường Đại học để dự thi, theo học nhiều khi là ngẫu hứng, theo phong trào hoặc theo sự hướng nghiệp của phụ huynh với sự cân nhắc tính toán cho “đầu ra” khi tốt nghiệp.

Dễ dàng nhận thấy kết quả ngay, khi một ai đó được học, được làm việc theo “sở trường” của mình. Chắc chắn kết quả, hiệu quả sẽ cao. Ngay bản thân người được phát huy sở trường của mình sẽ luôn cảm thấy phấn chấn, đầy cảm hứng sáng tạo và nhiệt tình cống hiên. Nhân tài sẽ được phát lộ với niềm say mê yêu thích. Điều này đã được thực tế chứng minh.

Và ngay bản thân tôi cũng phải “nhảy học” để lựa chọn lại niềm yêu thích và sở trường của mình. Ở bậc THPT, tôi vốn học chuyên ban – Ban Khoa học tự nhiên. Năm ấy tôi thi vào PTTH và theo ban A vì sợ trượt, vì ban này ít có thí sinh dự thi. Với sự lựa chọn như vậy nên những năm cấp III tôi học nhàng nhàng chỉ trung bình khá mà thôi. Nhưng rồi tôi đã phải trả giá cho sự lựa chọn của mình. Đó là trượt liên tiếp 2 mùa thi ĐH với khối A. Đương nhiên thôi, vì suốt thời gian học cấp III tôi học khối A một cách gượng ép, buộc phải học. Bẵng đi 3 mùa thi ĐH tiếp đó tôi không dự thi. Trong giai đoạn này, ngoài giờ đi làm để kiếm tiền, rảnh rỗi tôi viết những bài báo nho nhỏ gửi cho báo tỉnh và đài phát thanh. Những bài viết của tôi đã đăng, phát. Tôi cũng nhận ra rằng: Tôi có thể phát huy được ở khối Khoa học xã hội, và đã bắt tay vào ôn thi khối C. Sự cố gắng của tôi đã được đền đáp. Năm ấy (2003) tôi dự thi và trúng tuyển ngay. Do được học đúng mảng mà mình yêu thích nên suốt mấy năm học Đại học vừa qua tôi cũng có được những kết quả rất khả quan...

...Tôi đã đem bài báo của mình đọc được này ra trao đổi với các bạn của mình. Chúng tôi đã tranh luận rất sôi nổi và cũng đi đến một nhận xét: TS Lê Trường Tùng đã nói rất thẳng, rất thật về một thực trạng của giáo dục Đại học hiện nay và nên coi việc “nhảy học” là “chuyện bình thường”, khi người học nhận ra “sở trường” của mình. Được như vậy, tôi nghĩ rằng sẽ có một sự thay đổi về “chất” thực sự trong giáo dục đào tạo, chứ không thể “ai cũng nhàng nhàng” như hiện nay. Tôi là một đọc giả thường xuyên của báo SVVN. Báo đã thực sự là món ăn tinh thần không thể thiếu được của tôi cũng như rất nhiều sinh viên khác. Cám ơn báo đã luôn đem đến cho bạn đọc những bài báo hay và thiết thực. Mong rằng, báo Sinh Viên Việt Nam sẽ có nhiều bài báo như trên. Nó mang đầy chất thời đại và tính “phản biện xã hội” cao.

Hoàng Việt Thịnh
Lớp Quản lý văn hóa 4, ĐH Văn Hóa HN
(theo báo Sinh Viên Việt Nam)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Giáo dục thời WTO: Để người học có quyền sửa saiNhật Bản: Mở rộng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
Lý do khiến hàng ngàn sinh viên ghi danh vào đại học FPT?Chất lượng giảng viên cho ĐH FPT, giải quyết theo hướng nào?
Giới đầu tư: VN cần "chăm sóc" đặc biệt nguồn nhân lựcĐổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Phần 3: Những việc cần triển khai
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11