Lá thư từ Ca-na-đa (2)  
 

(Post 14/12/2005) Mình viết cho bạn những dòng này bên cửa sổ, ngoài kia lá phong rơi đỏ thẫm mặt đất. Mình thấy bạn đã bập vào khá nhiều đề tài “xương xẩu”: phần cứng, phần mềm, bán hàng, đi buôn, lập trình, dịch vụ, sửa chữa vặt, bán lẻ, đấu thầu dự án, điều khiển từ xa, cơ sở dữ liệu, Internet, CNTT cho giáo dục, nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, thể thao, khoa học xã hội, văn học hiện đại, văn học cổ, cải cách hành chính, bản quyền, làm thuê cho Tây, du học, Việt kiều đầu tư về Việt nam, hiệp hội, âm nhạc, ẩm thực, du lịch, đời sống nông thôn, vụ án… Bạn biết không, tiếng Hán xương là cái xương, còn xẩu là cái xương còn lẫn chút thịt dính vào. Đối với một số người thì xẩu được đánh giá là ngon, chứ không đến nỗi xương xẩu…

Đến “Con gái thuỷ thần” (phần 1phần 2) thì mình ngả mũ xin kính chào bạn. Không hẳn vì hay, mà vì chắc bạn đã tốn nhiều công. Mình nghĩ, nếu một ai đó muốn thí nghiệm theo gương bạn, người đó sẽ phải dùng đến công cụ máy tính, nếu không chắc “loạn óc” mất. Cho mình hỏi, bạn đã có sự chuẩn bị cho bài báo này từ lâu rồi phải không? Nói chung, mọi người đọc và cười nghiêng ngả. Pha trò tỉnh lắm. Chi tiết thịt thỏ “tẩm củ sả điểm tỏi chẻ nhỏ”, hoặc “khỉ dẩu mỏ thổi lửa” đắt, làm bọn mình khoái chí lắm, cười sằng sặc. Bạn mà có mặt ở đây, thế nào mấy anh bạn Việt nam của mình cũng đề nghị tất cả mọi người cùng nâng cốc chúc mừng tác giả ngay. Hơi đi “chệch quỹ đạo” của CNTT một chút, nhưng không sao! Nếu còn bài báo nào như thế, cứ tung ra nhé. Mình và mọi người luôn chờ đón. Món ăn tinh thần mà.

Đoạn cuối, vừa đọc mình vừa ngờ ngợ. Cụ Tầm Phào là ai thế nhỉ? Mình nghĩ, bạn đã cố ý trải một màn sương mỏng (như ý kiến trả lời phỏng vấn) lên bài báo. Mình thấy cụ ấy cứ vừa hư vừa thực thế nào ấy. Khi nào gặp bạn, mình tin chắc như cua gạch, gác chân lên nhau nói chuyện cả đêm cũng không hết chuyện của “cụ Tầm Phào”. Ông cụ khuyên mọi người hãy đọc các câu chuyện theo kiểu truyện-ngụ-ngôn. Mình làm hơn thế nữa. Bạn biết không, mình xâu chuỗi các câu chuyện của bạn thành một câu-chuyện-dài và ngồi ngẫm nghĩ, nhâm nhi cái mạch của nó. Đừng nghĩ là mình đang chê bạn “rao giảng đạo đức” cho mình. May mắn là bạn chưa bị lặp lại mình, nếu có điều ấy thì buồn lắm lắm. Cho mình hỏi nhỏ, giữa cụ Tầm Phào và “cụ lợn” có chung điểm gì không?

Chuyện “Sang sông” (phần 1, phần 2, phần 3phần 4) của bạn nhẹ nhàng, cố gắng tỏ ra không gắng sức, “kể lể”, nhưng đạt được cái đích của bạn. Bạn hiểu cho là mình xin được góp ý chân thành, “thẳng như ruột ngựa”, “có gì nói nấy”, chứ không “khen chê một chiều”. Đích của bạn là gì? Là vẽ một bức tranh liên hoàn về tình hình CNTT nước nhà, giống kiểu “Tấn trò đời” của Ban-dắc. Vui có, buồn có, hỉ nộ ái ố đủ cả. Nhưng không đến nỗi “quá đáng” như trong “Không có vua”: Có vua không, Vua không có, Không có vuaKhông, có vua. Là khơi thêm sự quan tâm sâu sắc (không phải là sâu sắc… xấu) của những người có trách nhiệm liên quan đến vận mệnh CNTT nước nhà (ông bạn vàng của bạn dạo này bắt đầu “ăn to nói lớn” quá nhỉ?). Là “khiển tướng không bằng khích tướng”, câu châm ngôn thường nhật trong Tam quốc chí. Về nghệ thuật, bài này có một vài chỗ có yếu tố lạ - tiếc là không nhiều – gây được sự chú ý. Ví như chuyện của Thám tử, mình mới được nghe lần đầu. Phần sau ngắn, nhưng vẫn giữ đuợc cái mạch của phần đầu, lại điểm thêm dăm ba bài hát nhại, có tác dụng thay đổi không khí, hạ nhiệt. Đôi khi, cái nhớ nhất về một bài báo lại nằm ở những chi tiết nhỏ nhặt đó, phải không Tiệp?

Bạn hay “luận bàn” về bản quyền, mình xin hỏi bạn, thế đã xin phép các nhạc sỹ tên tuổi kia chưa? Tất nhiên, mình cũng nghĩ – như cậu chăng - các nhạc sỹ đời nào thèm chấp mấy tay lái thuyền say rượu? Biết đâu, có khi bạn bạn lại nhận được lời cảm ơn nữa ấy chứ, vì nhiều người sẽ thuộc bài hát của các anh ấy hơn, cho dù phần âm nhạc bạn không nêu lên! Bạn kể chuyện theo lối liên khúc, một phần lấy theo kiểu liên khúc trong âm nhạc, một phần bắt chước lối kể chuyện tràng giang đại hải trong Thuỷ HửNghìn lẻ một đêm. Ngày xưa, có những người chuyên làm nghề kể chuyện rong khắp các nẻo chợ để kiếm sống. Mình nghĩ, nếu chuyện của bạn được đem kể thì biết đâu còn hay hơn đọc, vì trong lúc kể, anh chàng kể chuyện cao hứng còn làm thêm nhiều động tác nhíu mắt nhăn mày tác động đến người nghe nữa. Người nào đọc tinh (hoặc nghe tinh), sẽ thấy bạn sắp hụt hơi và đương ngước mắt nhìn vào “đám đông quần chúng” (nghe kể chuyện) để cầu cứu một người nào đó tiếp sức. Phải thế không?   

Mình còn nhìn thấy, bạn không chịu bó mình trong lĩnh vực CNTT mà “ngang nhiên” thò tay thò chân sang cả các vấn đề khác của đời sống xã hội. Chả ai cấm bạn. Ừ, mà bạn đang viết cho Tin học Đời sống kia mà! Mình nhớ, bạn đã nói về “thiên tính nữ” xuất hiện trong một số bài để thu hút bạn đọc - tựa tựa như anh chàng diva Michael Jackson trong lĩnh vực âm nhạc – và trong “Con gái Thủy thần” bạn có nhấn thêm một tị. Nay, mình xin mạn phép bổ sung thêm cho đầy đủ: một số bài viết của bạn còn có “trinh thám tính” (cú tét đầu ngẫu hứng của “cầu thủ” Trương Văn Cam, hay buổi tối “nhiều kỷ niệm” của Thám tử chẳng hạn), cũng góp phần tăng sự “thư dãn” cho người đọc. Một số điều bạn đã “nhận khuyết điểm” trên mặt báo, ở đây mình “tha cho”, không “phê bình” bạn.

*****

Tiệp thân,

Mình viết cho bạn những dòng này bên cửa sổ, ngoài kia lá phong rơi đỏ thẫm mặt đất. Mình thấy thằng Huy, em trai Tiệp bảo, bạn sắp có chuyến đi nâng cao trình độ ở Ca-na-đa 6 tháng phải không? Bao giờ đi? Không biết bọn mình có cơ hội gặp nhau bên này không, vì sắp tới mình lại về Việt nam lấy thêm tài liệu (không phải là tài liệu về khai thác khí đốt như trong bài “Sang sông” ở tỉnh nọ đâu). Thế mới buồn. Bạn có ý định viết thêm về đề tài này nữa không? Theo mình, bạn vẫn còn nợ một đống bài: Chảy đi sông ơi, Muối của rừng, Tướng về hưu, Những truyện ngắn “Chua Chát”… Kể cả Vàng lửaPhẩm tiết.

Điểm lại, mình thấy bạn đã bập vào khá nhiều đề tài “xương xẩu”: phần cứng (con chip Toto), phần mềm, bán hàng, đi buôn, lập trình, dịch vụ, sửa chữa vặt, bán lẻ, đấu thầu dự án, điều khiển từ xa, cơ sở dữ liệu, Internet, CNTT cho giáo dục, nông nghiệp (cây và con), lâm nghiệp (thú rừng và vật nuôi), y tế, thể thao (cổ động viên), khoa học xã hội, văn học hiện đại, văn học cổ (câu đối), cải cách hành chính, bản quyền, làm thuê cho Tây, du học, Việt kiều đầu tư về Việt nam, hiệp hội, âm nhạc, ẩm thực (phở ngỗng), du lịch, đời sống nông thôn, vụ án,… Bạn biết không, tiếng Hán xương là cái xương, còn xẩu là cái xương còn lẫn chút thịt dính vào. Đối với một số người (thích gặm nhấm) thì xẩu được đánh giá là ngon, chú không đến nỗi xương xẩu. Bạn đừng nghĩ là đã cạn đề tài. Đề tài luôn luôn vô tận, không sợ thiếu. Mình nghĩ, bạn cứ chuẩn bị sẵn chất liệu, sang bên này cũng sẽ có những lúc nhớ nhà, rỗi rãi không biết làm gì, tha hồ mà viết. Cũng là một biện pháp “giải tỏa tâm hồn”.

Cuối thư, mình chúc bạn sức khỏe dồi dào và một “con mắt xanh” để góp thêm những tiếng cười bổ ích, sảng khoái cho bạn đọc.

Thân mến.
Bạn của bạn N.H.A
(theo Tin học & Đời sống)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Con gái thủy thần (2) – Phan RôCon gái thủy thần (1) – Phan Rô
Sang sông (4) – Phan RôSang sông (3) – Phan Rô
Sang sông (2) – Phan RôSang sông (1) – Phan Rô
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11