Bên hồ Giơ-ne-vơ  
 

(Post 15/02/2006) Mình cũng hiểu ý định ngầm của cậu khi kể tầm phào câu chuyện cái bà bán tào phớ mải nhìn lên cao bị ngã đánh “oạch” một cái, rụng mất một dẻ rưỡi xương sườn. Cậu định đem cái chuyện gia công xuất khẩu phần mềm và phần mềm trong nước ra đây bàn luận phải không? Nói chung, trong khi lo “cơm áo gạo tiền” hàng ngày, chúng ta cũng cần phải “định hướng tương lai” chứ…

Tiệp thân,

Đã lâu không liên lạc với Tiệp, nay được cô bạn gái thân gửi cho một sê-ri các bài viết mới của cậu. Không có việc gì làm, mình bèn lôi ra đọc liền một mạch, sau đó quyết định viết lá thư này cho cậu. Sao, có khoẻ không? Mình muốn nhân dịp này đưa ra vài ba nhận xét chủ quan, âu cũng là một cách trò chuyện với cậu, vì nghe cô bạn nói, cậu đã cố tình đánh mất địa chỉ thư điện tử của mình rồi.

Tiệp chọn đề tài “Xóm tôi thời điện tử”, mình thừa hiểu cậu định nói về cái xóm nào. Ông anh Henry Trần của Tiệp, mình băn khoăn không biết phải gọi là gì: ngu ngơ, ngù ngờ, hay vĩ đại? Các cụ dạy: thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Như thế, ở một khía cạnh nào đó, tiến sĩ Trần luôn luôn vĩ đại. Về câu đố “dấu hỏi dấu sắc” của anh ấy trong bài viết (chương 1) làm các cụ bô lão và cả xóm chịu, cho mình chua thêm một lời giải nữa là phản ánhphản ảnh. Câu đố về cái vật đi thì đứng, đứng lại ngã, dù cậu không giải đáp, mình biết từ hồi học lớp một cơ, nó là cái xe đạp. Nhưng ngẫm một chút thì mình đồ là cậu đang “răn đe” lũ chúng mình: nếu anh không chịu tiến lên, anh sẽ bị tụt hậu, chứ không phải chỉ bị dừng lại. Mình cũng hiểu ý định ngầm của cậu khi kể tầm phào câu chuyện cái bà bán tào phớ mải nhìn lên cao bị ngã đánh “oạch” một cái, rụng mất một dẻ rưỡi xương sườn. Cậu định đem cái chuyện gia công xuất khẩu phần mềm và phần mềm trong nước ra đây bàn luận phải không? Nói chung, trong khi lo “cơm áo gạo tiền” hàng ngày, chúng ta cũng cần phải “định hướng tương lai” chứ. Các ứng dụng của mạng Internet có vẻ bị cậu đem ra thả sức châm chọc với thủ pháp “mặt trận” – nam phụ lão ấu đủ hết cả lượt - chả khen được câu nào ra hồn. “Thời điện tử” của cậu khá là phong phú. chính phủ điện tử này, quốc hội điện tử này, thương mại điện tử này, ngân hàng điện tử này, thanh toán điện tử này (thiếu ví tiền điện tử nhớ), du lịch điện tử này, kinh tế trí thức này...; và một lô sếch-xông: ngôi nhà điện tử thông minh, giáo dục từ xa, sổ liên lạc điện tử, diễn đàn điện tử, thư viện điện tử, bảo tàng điện tử, hộp thư điện tử, chữ ký điện tử, con dấu điện tử, xúc xắc điện tử, tứ mã điện tử, sâu điện tử, rác thải điện tử... Toàn cửa tử. Thiếu mỗi bánh chưng điện tử và nước mắm điện tử nữa mà thôi. Mình phê phán cậu là cậu có thái độ phê phán hơi thái quá về giá cước điện... thoại đấy nhé. Theo mình biết, giá cước nay đã đỡ nhiều, chỉ có mỗi tốc độ truy cập là đáng phàn nàn chút xíu. Một triệu cái chút xíu cộng lại, ái chà, có thể biến “cái không thể thành có thể”, biến lỗ thành lãi. ai bảo “xóm tôi” không chuyển hết sang dùng ADSL?

Cô Lan của cậu thật ấn tượng. Cái gọi là tính cách nhân vật rõ nét, không lẫn với ai được. Ngồi bên bờ hồ phẳng lặng và yên bình này, mình vẫn như đang nghe tiếng cười khanh khách, cùng giọng điệu nói như ra lệnh của cô. Cô con gái rượu nhu mì và hiền lành của cô Lan chỉ hiện ra thấp thoáng. Cậu đã đúng khi tả chân những doanh nhân thời nay: nhanh nhạy (pha chút tinh ranh) khi nắm bắt thị trường, quyết đoán (chắc có uống thuốc liều) khi nhìn thấy cơ hội đầu tư, bãn lĩnh (kèm cả dò dẫm) khi triển khai kế hoạch đã vạch ra, có lòng nhân ái và lương tâm cao cả với... hàng xóm xung quanh (chả gì thì cũng đã sang lại các mối bán phong lan cho gia đình cậu!), chi tiêu hào phóng như “công tử Bạc Liêu”, chỉ tội hơi mê... tín. Dùng mỹ từ, gọi là tâm linh cũng được. Theo mình biết thì nhiều nơi trên thế giới họ đã hái ra tiền từ việc xây dựng nghĩa trang điện tử rồi. Mình có ông anh họ là liệt sĩ, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Mất 15 năm trời, gia đình mới tìm được mộ chí của anh ấy ở một tỉnh phía Nam. Phải chi nước mình có một ngân hàng dữ liệu nối mạng toàn quốc. Chắc lúc ấy... mất không đầy 2 phút.

Ý tưởng về một ngân hàng dữ liệu dấu chân chó chân mèo của cậu thật độc đáo (chương 4), nhưng cậu đã lầm khi cho chú mèo khoang nhà bà Ng. ngoáy đuôi ăn vụng mỡ thoát hiểm, vì, dẫu có ăn vụng theo kiểu nào thì chú ta cũng phải để lại dấu chân chứ. Đoạn đề cập về bí thư chi đoàn, có cái gì đó, theo mình, hơi ác cảm. Đã là bí thư, ai lại đi “ăn” thịt chó mèo của đoàn viên bao giờ? Theo đuôi phong trào rau sạch, thịt sạch, cậu nêu gương khái niệm chó sạch, hình như không ổn. Đã chó, làm sao sạch được hả Tiệp? Cậu hơi ảo tưởng khi nghĩ rằng giữa nước mình và các nước Mỹ, Nhật, Đài Loan... có thể áp dụng phương thức hàng-đổi-hàng. Mình nghĩ, còn xơi. Này, gửi cho mình vài ký cà chua mận hậu và những lá quốc kỳ bằng phong lan để chiêu đãi bạn bè nhân dịp sinh nhật 1-4 tới có được không?

Chương 5 của cậu có tiêu đề là Thiên đường. Bạn đọc đi du lịch bên Mỹ, cứ như là bước lên tàu bay giấy, không phỏng đoán trước được, bao giờ thì tàu bay hạ cánh. Đoạn đối thoại với ông Côổng ngộ nghĩnh, đọc phơn phớt dường như chẳng mấy liên quan đến thời điện tử, nhưng ngẫm cho thiệt kỹ thì thấy liên quan quá nhiều. Hồi bé đi học, cậu đã bị sâu róm rơi vào cổ áo chưa, mà ca ngợi nó ghê thế? Trong ngôi nhà ông Côổng, mình khoái nhất là cái thiết bị đấm lưng tự động ở ghế sô-pha (liệu cậu có bốc phét không đấy?). Nó tương tự với cái sự vật mà lão nhà giàu yêu cầu anh nông dân trao cho gia đình lão trong câu chuyện dân gian “Vừa sợ, vừa buồn cười”. Nhân thể, chúc mừng cậu đã trở thành một trong những người đầu tiên đã phát hiện ra điểm yếu của cái nồi cơm điện tiện dụng, có mặt trong hầu khắp các gia đình. Mình có một anh bạn Tây. Anh ta suốt ngày ca ngợi ngôi nhà kỹ thuật số của tương lai bằng những lời hoa mỹ. Nhưng hôm nọ, đi xem triển lãm công nghệ thông tin thường niên cùng anh ta, mình mới thấy “trình độ” của ngôi nhà thông minh hiện nay còn “đuối” lắm, không dễ gì cho anh ấy khi muốn “hôn từ biệt lên những đống dây rợ lằng nhằng”.

Cậu không ngần ngại “đã kích” các chuyên viên tin học smart, pro đã sáng tạo (hay sáng tác) ra các phần mềm... đầy lỗi như thế nào. Nói cho cậu biết nhé, viết ra một phần mềm không dính lỗi là công việc vô cùng khó khăn, ngoài sức tưởng tượng của cậu đấy! Khá khen cho cậu vì thành tích dẫn dắt khái niệm thực tại ảo tương đối khéo léo (hay lắt léo?), cứ như số 10 Văn Quyến tả xung hữu đột giữa bầy cừu Hàn Quốc vừa qua ở Ô-man. Mình đoán, cậu đã gắn gỏi đích thân chơi một số trò chơi điện tử ngốn thì giờ để nắm bắt cái cảm giác lâng lâng khi bay trong vũ trụ trên chiếc thủy phi cơ “Xê gù”. Cái đoạn đánh bạc ở Las Vegas cũng gay cấn và hồi hộp y như hồi bọn mình đọc truyện trinh thám trong giờ tin học, bị cô giáo bắt quả tóm năm nào. Nhân vật “tôi” hành xử như một con rối-anh hề. Hát giỏi lắm. Chỗ này, cậu có một nhầm lẫn, khi dịch món ăn hot-dogchó nóng. Chả liên quan họ hàng tới chó nào cả, ông bạn thân mến ạ! Một ông Tây dịch đồng hồ là “cánh đồng xen lẫn các hồ nước” chắc sẽ bị cậu cười cho thối mũi, đúng không nào? Cô bạn gái của mình chun mũi bảo, sao lại có người “trơ trẽn” đến mức định xưng xưng tường thuật lại anh ta đã đi mát-xa “Thái” như thế nào. Đọc đến đoạn này, cô bạn (cùng nhóm bạn nữ thân thiết của cô) nhăn mặt lại, quắc mắt quyết chí “không thèm đọc nữa”, vì sợ sẽ phải đối đầu với những cảnh tượng không hay. Hóa ra là... bé cái nhầm. Phương thức nạp trí thức vào đầu của tiến sĩ Trần đáng được các trung tâm đào tạo nước nhà tham khảo. Dạy thế mới gọi là dạy chứ! Người học chỉ cần đóng mỗi... tiền. Ông Côổng của cậu – mang danh là nhà sư phạm tài ba - lại một lần nữa trình diễn cái trò ảo thuật “quả trứng của Crít-xtôp Cô-lông”, song lần này đạo cụ của ông ta là chiếc đồng hồ. Khi chưa biết nó là cái đồng hồ thì quá khó, còn biết rồi thì quá dễ. Mình đem bài này ra đố thử mấy đứa học sinh chuyên toán bên này, chúng nó mắc ngắc, giơ tay đầu hàng hết ráo…

(theo Tin học và Đời sống - còn nữa)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Xóm tôi thời điện tử - chương 6Xóm tôi thời điện tử - chương 5
Xóm tôi thời điện tử - chương 4Xóm tôi thời điện tử - chương 3
Xóm tôi thời điện tử - chương 2Xóm tôi thời điện tử - Chương 1
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11