Nguồn lực cho toàn cầu  
 

(Post 27/07/2012) Theo anh Phan Phương Đạt - Phó TGĐ Công ty phần mềm FPT - việc đào tạo sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng hay chuyên nghề CNTT, vẫn theo phương pháp cũ, nặng lý thuyết, mà thiếu đi kỹ năng thực tế, kiến thức công nghệ cập nhật, phương pháp tư duy sáng tạo…

Các sinh viên FPT trong ngày Tốt Nghiệp

FPT ngày nay đã trở thành tên gọi quen thuộc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Và một trong những nhân vật được coi là nhà tuyển dụng, đào tạo nhân viên, cán bộ cho FPT là Phó TGĐ Công ty phần mềm FPT Phan Phương Đạt. Qua lời phát biểu, nhận định về đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực này, phần nào nhận biết nỗi băn khoăn, trăn trở của anh về việc đào tạo kỹ năng ứng dụng của chuyên viên trong ngành.

"Mỗi năm FPT cần hàng nghìn nhân viên mới. Nhưng quá trình tuyển dụng chỉ đạt tối đa 50%. Đây là một nghịch lý cần được nhìn nhận và nhanh chóng cải thiện. Số được thâu nhận, FPT còn có nhiệm vụ bổ sung kỹ năng cần thiết, văn hóa doanh nghiệp, và cả ngoại ngữ nữa, mới hy vọng sử dụng có hiệu quả. Nhân viên mới, cũng phải mất vài năm đầu để được coi là vào nghề." - Phó TGĐ Công ty phần mềm FPT Phan Phương Đạt

Theo anh Phan Phương Đạt, việc đào tạo sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng hay chuyên nghề CNTT, vẫn theo phương pháp cũ, nặng lý thuyết, mà thiếu đi kỹ năng thực tế, kiến thức công nghệ cập nhật, phương pháp tư duy sáng tạo…

Anh Phan Phương Đạt được lãnh đạo FPT đánh giá cao, khả năng quản lý, góp phần không nhỏ tạo nên đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có trình độ, góp phần xuất khẩu phần mềm, tạo dựng thương hiệu uy tín lâu bền với các đối tác trong và ngoài nước. Từ giám đốc phụ trách nhân sự và đào tạo của công ty phần mềm (Fsoft), anh được đảm nhận cương vị cao hơn, khi anh mới chớm vào tuổi bốn mươi, Phó TGĐ công ty phần mềm.

Năm 2010, thay mặt FPT, Phó TGĐ công ty phần mềm Phan Phương Đạt đã tổng kết quá trình đào tạo sinh viên tại ĐH FPT và triển khai OJT, là chương trình thực tập chính khóa của ĐH FPT, nhằm rèn luyện kỹ năng, kiến thức thực tế cho sinh viên, tạo cơ hội để FPT thực hiện chiến lược phát triển bền vững, lâu dài.

Mục tiêu mà FPT hướng đến, theo anh Phan Phương Đạt, không chỉ đem đến lợi ích trực tiếp, trước mắt cho Tập đoàn FPT mà rộng hơn, là cho sự phát triển CNTT Việt Nam, để trong một thời gian ngắn nhất, Việt Nam có tên trên bản đồ trí tuệ Công nghệ thông tin thế giới. Còn nhớ vào năm 2008, anh Phan Phương Đạt đã từng có cam kết gây xôn xao giới CNTT: "Tất cả sinh viên ĐH FPT sau khi ra trường đều được đảm bảo làm việc tại Tập đoàn FPT với mức lương tối thiểu 300-500 USD/ tháng". Trong thực tế, FPT đã thực hiện đúng lời cam kết đó. Đồng thời, anh Phan Phương Đạt bày tỏ: "Sinh viên FPT có thể đảm bảo được làm việc tại Tập đoàn, và cũng có thể đến những nơi sinh viên thấy thích hợp hơn, nơi năng lực của mình được thể hiện, quyền lợi được đảm bảo. Định hướng đào tạo của Tập đoàn FPT là: Sinh viên ĐH FPT được chuẩn bị để làm việc toàn cầu, chứ không chỉ ở Việt Nam, cho các công ty của người Việt."

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Nguyên Phước
(PL&XH)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Trường ĐH đầu tiên Việt Nam phóng vệ tinh lên vũ trụFPT, Viettel muốn phát triển thì đầu tư cho R&D là đương nhiên
Thị trường CNTT lớn hơn năng lực doanh nghiệp"Mobility có thể đem lại doanh số tới 15 triệu USD"
Bí quyết săn học bổng tài năng trẻ"Chỗ nào có CNTT sẽ có bóng dáng của FPT"
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11