Vỡ mộng ngành thời thượng  
 

(Post 07/06/2012) Theo trào lưu thi vào những ngành hot, nhiều bạn trẻ giờ đây ra trường lại rơi vào hoàn cảnh tìm việc khó khăn. Nhiều bạn lay lắt chờ tìm chỗ làm phù hợp, số khác đành chấp nhận làm trái với ngành nghề mình được đào tạo...

Giờ thực hành của học viên hệ trung cấp ngành kế toán Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức - Ảnh: P.TUẦN

Các chuyên gia về giáo dục và thị trường lao động cho biết đây là hậu quả tất yếu của một thời kỳ đổ xô thi vào những ngành thời thượng của giới trẻ những năm trước, cùng với đó là sự bất cập trong công tác hướng nghiệp, dự báo thị trường lao động.

Cử nhân làm... bồi bàn

Vũ Thị Kim Hoa (quê Sóc Trăng) tốt nghiệp loại khá khoa tài chính ngân hàng (ĐH Kinh tế TP.HCM) đã được nửa năm, cũng là chừng ấy thời gian Hoa chạy chỗ này chỗ kia xin việc. Chán với cảnh chạy đôn chạy đáo khắp nơi xin việc mà việc vẫn "trốn người", Hoa khăn gói rời TP.HCM về quê. Và giờ đây Hoa đang làm... phục vụ bàn ở một nhà hàng tại Cần Thơ. Vừa làm công việc tạm, Hoa tranh thủ nộp đơn tìm việc nhiều nơi nhưng đến nay chưa nhận được hồi âm nào từ phía các doanh nghiệp. Hoa tâm sự: "Mỗi lần nghe điện thoại reo mình lại hi vọng doanh nghiệp gọi điện phỏng vấn, nhưng không có bất cứ phản hồi nào".

50% làm trái ngành nghề

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết chỉ khoảng 80% số sinh viên có việc làm sau khi ra trường, và trong số này có 50% làm trái với ngành nghề đã được đào tạo. Ngoài chuyện vênh nhau trong cung cầu, sinh viên còn thiếu nhiều kỹ năng, ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc... Qua khảo sát, các trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, Bách khoa TP.HCM, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM... tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành nghề khoảng 40-65%. Điều này được các chuyên gia giáo dục đánh giá đang gây lãng phí lớn cho xã hội.

Trần Công Danh (Đắk Lắk), tốt nghiệp ngành kinh tế quản lý công thuộc khoa kinh tế công (ĐH Kinh tế - luật TP.HCM) năm 2011, ngậm ngùi cho biết nhóm bạn thân học cùng khóa bảy người đến giờ chỉ ba người tìm được việc làm phù hợp. Bản thân Danh thời gian qua liên hệ nhiều nơi nhưng không có gì khả quan. "Muốn có việc đúng với ngành nghề của mình sao khó quá" - Danh than thở. Danh cho hay ngành học này của mình những năm trước được đánh giá dễ có việc làm và nhiều sinh viên rất tự tin với viễn cảnh việc làm sau này.

Còn cô gái Trần Thị Hà, tốt nghiệp loại khá chuyên ngành tài chính nhà nước (khóa K33) ĐH Kinh tế TP.HCM, tính từ ngày ra trường đến nay đã gửi hơn 50 bộ hồ sơ xin việc đến các doanh nghiệp nhưng vẫn chưa có tín hiệu khả quan nào. "Mấy năm trước gia đình, người thân đều hướng mình thi vào các ngành kinh tế vì nghĩ ngành này ra trường sẽ dễ xin được việc làm. Vậy mà đến nay học đã xong, bằng cũng đã lấy mà mình vẫn chưa tìm được chỗ nào" - Hà nói. Buồn chán với cảnh mỏi mòn chờ việc, Hà dự tính tìm đại việc gì đó làm một thời gian để lấy kinh nghiệm, kiếm tiền sống qua ngày chờ tìm được việc phù hợp.

Rối đủ đường

TS Nguyễn Văn Phúc, phó hiệu trưởng ĐH Mở TP.HCM, cho rằng hiện nay kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự nên nhu cầu tuyển dụng không còn cao như trước. Những ngành nghề hút nhân lực trước đây khi kinh tế phát triển mạnh, dễ có việc làm nhưng bây giờ đã khác. Đây cũng là điểm yếu mà các trung tâm dự báo nguồn nhân lực phải làm tốt hơn để cung cấp thông tin đến học sinh và phụ huynh. "Phụ huynh, học sinh không nên chạy theo nghề thời thượng, xu hướng nhất thời mà cần phải tìm hiểu kỹ thông tin, tránh tình trạng chênh lệch trong việc đào tạo các ngành nghề cho xã hội" - ông Phúc nói.

TS Nguyễn Toàn, hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho rằng: "Hiện nay hầu hết các trường chỉ tư vấn, hướng nghiệp theo mùa vụ, mang tính nhất thời, vội vàng mà không có kế hoạch dài, chi tiết cho các em. Như vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo của các trường và nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường". Theo ông Toàn, công tác hướng nghiệp phải làm ngay khi các em bắt đầu định hướng được tương lai, lúc đang học cấp THCS. Như thế sẽ giúp học sinh chọn đúng ngành nghề yêu thích, phù hợp nhu cầu xã hội, tránh sự chênh lệch ngành nghề như hiện nay.

Lãnh đủ với "hội chứng kế toán"

Nguyễn Thị Hòa (quê Quảng Nam) trước đây làm công nhân trong Khu chế xuất Linh Trung 1 (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Vừa xong việc ở phân xưởng, Hòa đạp xe đến trường cách đó gần 10km theo học kế toán với mong muốn sau này tìm việc khác để có cuộc sống tốt hơn. "Lúc đó nhiều công nhân nữ như mình khi đi học đều chọn kế toán vì thấy các chị làm văn phòng có điều kiện kinh tế rất tốt nên phấn đấu theo. Nhưng khi ra trường thì ít người nào tìm được việc làm. Cuối cùng làm lại công nhân, mất mấy năm đi học và tốn không ít tiền bạc" - Hòa nói. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, kế toán là một trong sáu ngành có nguồn cung lớn nhất hiện nay nhưng lại không nằm trong những ngành có nhu cầu cao.

Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc học sinh luôn chọn những ngành mà xã hội đang có nhu cầu rất cao là tâm lý dễ hiểu. Ông nhắn nhủ các bạn sinh viên là hiện nay xã hội đang biến động, từng cá nhân phải chủ động hơn trong việc học tập để thích ứng với nhu cầu ngành nghề khi công tác giáo dục hiện nay khá dễ cho các bạn tiếp tục học liên thông, văn bằng 2, hệ đào tạo vừa học vừa làm... Ông cũng mong muốn các viện, trung tâm nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng, dự báo nguồn nhân lực phải làm tốt hơn, chi tiết và dài hơi hơn để sinh viên dễ dàng chọn hướng đi đúng cho mình.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

NG.NAM - P.TUẦN - T.HƯNG
(theo báo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Cất bằng đại học đi làm thợNhân lực thương mại điện tử - Vẫn là bài toán khó !
Những quy tắc quản trị của Mark Zuckerberg khiến cộng sự phải "tâm phục"Larry Page và bí quyết xây văn hóa Google
Quy hoạch một đằng, đào tạo một nẻoNhu cầu nhân lực: Quá tải kinh tế, ngân hàng bão hòa
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11