Doanh nhân công nghệ trẻ Việt Nam và khát vọng vươn ra thế giới  
 

(Post 27/06/2012) Hãng tin BBC đã có đánh giá rất khả quan về tình hình thị trường phần mềm và công nghệ thông tin tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng như những khó khăn cần cố gắng khắc phục.

Ông Nguyễn Tuấn Huy - giám đốc Emobi Games

Khi game PC mang tên Dien Bien Phu 7554 được ra mắt cách đây 6 tháng, các nhà phát triển game người Việt Nam của hãng Emobi Games đều cùng cảm thấy phấn khích và tự tin cho những bước đi xa hơn trong tương lai.

Dien Bien Phu 7554 là game PC đầu tiên của Việt Nam được xây dựng trên nền đồ hoạ 3D hiện đại.

"Tính tới hiện nay, phần lớn các công ty tại Việt Nam đều nhập khẩu game từ nước ngoài rồi sau đó chuyển thể sang phiên bản cho thị trường nội địa" - dẫn lời ông Nguyễn Tuấn Huy, giám đốc Emobi Games.

"Mục tiêu của chúng tôi là: 'Người Việt chơi game Việt"

Chính điều này đã dẫn dắt ông Huy, doanh nhân trẻ 32 tuổi cùng đội nhóm dành công sức 2 năm cho dự án game Dien Bien Phu 7554 với bối cảnh là trận đánh Điện Biên Phủ nổi tiếng cùng sự kết thúc chiếm đóng của quân đội Pháp tại Việt Nam năm1954. Game được làm dưới dạng offline, người chơi sẽ đóng vai một người lính Việt Nam anh dũng chiến đấu để giải phóng quê hương.

Tuy nhiên, mặc dù thành công trong việc kết hợp giữa niềm tự hào dân tộc với công nghệ 3D tân tiến – Dien Bien Phu 7554 lại không mang lại kết quả khả quan về lợi nhuận.

Hình ảnh trong game Dien Bien Phu 7554

Chỉ bán được 5000 bản tại Việt Nam cũng như 500 bản ra thế giới, Emobi Games thu về được số tiền tương đương 1 tỷ VND (50.000 USD), chỉ bằng 6% khoản đầu tư cho game. Ông Huy cho biết "Cộng đồng Việt Nam vẫn chưa có nhiều tin tưởng vào các sản phẩm nội địa". Tuy nhiên ông vẫn nhấn mạnh, game này vẫn thực sự là một "thành công". "Chúng tôi đã minh chính rằng người Việt Nam vừa giữ được bản sắc truyền thống, vừa tiếp thu được những tiến bộ trên thế giới."

Sự nhảy vọt trong số lượng công ty công nghệ

Nguyễn Tuấn Huy và đội nhóm của anh ta đại diện cho một thế hệ doanh nhân mới của Việt Nam – không ngại thách thức và nắm bắt nhanh chóng xu hướng toàn cầu.

Việt Nam đã tiến một bước dài từ một "ao tù" về công nghệ trở thành một trong những thị trường IT phát triển nhanh nhất thế giới.

Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, một cựu nhân viên tại thung lũng Silicon và đã làm việc tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua nói rằng sự thay đổi đó thực sự gây "choáng"

Ông Thịnh đã xây dựng doanh nghiệp Pyramid Software Development tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 nhưng sau đó đã bán công ty này và giờ hoạt động như một nhà tư vấn.

"15 năm trước, bạn có thể đếm số lượng các công ty IT bằng đầu ngón tay" Trong khi hiện nay, có tới hơn 750 công ty phần mềm với khoảng 35.000 nhân sự đang hoạt động tích cực. Trong số đó, có khoảng 150 công ty có hoạt động chính là outsourcing. Hiện nay Việt Nam cũng được xếp vào 1 trong 5 địa điểm hấp dẫn cho outsourcing tại châu Á.

Các công ty Việt nam đang sản xuất các phần mềm và games cho doanh nghiệp nước ngoài và cũng đang bắt đầu xuất khẩu các ứng dụng cho điện thoại di động ra thế giới.

Chuyên gia IT Nguyễn Ngọc Thịnh

Dân số trẻ và chi phí nhân công thấp là 2 lợi thế chính cho nhiều doanh nghiệp trẻ tại quốc gia này. Chính phủ Việt Nam đồng thời rất khuyến khích và coi công nghệ thông tin như một ngành trọng điểm trong nền kinh tế.

Nhiều khó khăn vẫn tồn tại

Charles Speyer, đồng sáng lập của Glass Egg Digital Media, một công ty chuyên outsource cho các game chơi đơn (console game) nói rằng môi trường tại Việt Nam "rất thân thiện đối với các công ty phần mềm"

"Chúng tôi nhận được giấy phép chỉ trong vòng chưa đến 1 tuần." Speyer cho biết thêm "Tại Glass Egg, chúng tôi luôn phải đào tạo những người thiết kế 3D, nhưng tại Việt Nam có những người code rất giỏi chỉ khi vừa rời ghế nhà trường"

Tuy nhiên Speyer cảnh báo rằng mặc dù nền công nghiệp Việt Nam còn nhiều tiềm năng nhưng sẽ mất một khoảng thời gian để thực sự phát triển do nền giáo dục mất cân đối. "Hệ thống giáo dục tại Việt Nam có vẻ như chưa hướng đến việc tạo ra những người sáng tạo thực sự và điều này khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều"

Chuyên gia IT Ngọc Thịnh thì cho rằng "Các doanh nghiệp trẻ Việt nam có rất nhiều tiềm lực nhưng sức cạnh tranh vẫn còn quá thấp.".

Theo ông Thịnh, việc thiếu các khoản đầu tư cũng như nguồn nhân lực có tay nghề còn hạn chế là những rào cản cho sự đột phá sáng tạo tại Việt Nam. Với gần 100.000 sinh viên IT, thật khó mà tin nhiều công ty công nghệ tại Việt Nam vẫn thiếu nhân lực. Nhưng đó là sự thực, đơn cử như Nguyễn Long, cậu sinh viên vừa thực hiện vụ bán ứng dụng Siri cho Blackberry (đồng thời là tác giả của 17 ứng dụng khác) cho biết nhiều nhà phát triển phần mềm tại Việt Nam thực sự thông minh và nhiệt huyết, nhưng họ lại không nhận được đủ sự hỗ trợ.

Long cho biết anh muốn tiếp tục con đường đang đi và có thể sẽ mở công ty vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên tại thời điểm này, anh cũng đang xem xét việc phát triển sự nghiệp cả ở bên ngoài Việt Nam.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Thái Dương
(theo TTVN/BBC News)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Những hình ảnh vui của cộng đồng mạng mùa Euro 2012Câu chuyện về cậu bé xoa đầu Obama
Tôi cô đơn vì... công nghệNhững vị trí được trả lương cao nhất tại Apple và Google
Vỡ mộng ngành thời thượngCất bằng đại học đi làm thợ
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11